Tôi có 300 triệu đồng đang gửi ngân hàng nhưng hiện tại lãi suất ngân hàng quá thấp, giá vàng thì ngày một tăng cao, tôi có nên rút tiết kiệm để mua vàng lướt sóng kiếm lời không?.
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu – ngưỡng an toànTại: Tìm cách hạ nhiệt tỷ giá
Tôi có một khoản tiền 300 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ở ngân hàng sắp đến ngày tất toán. Tôi thấy lãi suất ngân hàng gần đây giảm liên tiếp, tại ngân hàng tôi gửi cũng giảm và bắt đầu từ sau ngày 24/6, mức lãi suất cao nhất cũng chỉ ở mức 6,6%. Cứ đà này, nếu lãi suất lại giảm tiếp thì tiền gửi ngân hàng chẳng được bao nhiêu.
Trong khi đó, tôi theo dõi thấy giá vàng trong nước gần đây liên tục tăng nên đang có ý định rút tiền tiết kiệm để mua vàng.
Tôi có nên chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm 300 triệu đồng của mình sang mua vàng lúc này hay không?
Tôi có nên chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm 300 triệu của mình sang mua vàng lúc này hay không?
“Với 300 triệu gửi tiết kiệm thì vẫn để 1/3 số tiền gửi ngân hàng, rút 1/3 số tiền để đầu tư vào vàng và 1/3 số tiền rút đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản”. -Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, vàng là “hầm trú ẩn” tài chính an toàn nhất. Trong khi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp thì giá vàng thế giới cũng sẽ tăng, tiến tới 1.800 USD/ounce; còn ở Việt Nam giá vàng sẽ vượt mức 55 triệu đồng/lượng. Do vậy, đầu tư vào vàng là đương nhiên.
“Thế nhưng, rút toàn bộ tiền tiết kiệm mua vàng lúc này, theo tôi, không phải là lựa chọn tốt đối với các nhà đầu tư trong nước. Mặc dù lãi suất tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm nhẹ, song vẫn ở mức cao trên 6%/năm, thậm chí 7-8%/năm. Vì thế, việc giữ một phần tiết để gửi tiết kiệm lúc này vẫn được xem là một giải pháp an toàn.
Nếu có 300 triệu đồng đang gửi ngân hàng mà rút hết ra để đầu tư vào vàng thì không ổn.
Bởi giá vàng trong xu hướng tăng lên nhưng có thể bất ngờ xuống rất nhanh chóng, điều này đã xảy ra hồi tháng 3 vừa qua khiến nhiều người đã chịu thiệt hại. Nhiều người đã phải ồ ạt chạy ra khỏi vàng để thoát hiểm, chấp nhận bán giá thấp, lỗ rất nhiều.
Nói như vậy để thấy rằng, khi đầu tư vào vàng phải biết đầu tư với điều kiện như thế nào mới quan trọng.
Với 300 triệu gửi tiết kiệm thì vẫn để 1/3 số tiền gửi ngân hàng, rút 1/3 số tiền để đầu tư vào vàng và 1/3 số tiền rút đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản.
Kênh ngoại tệ thì nên tránh vì ngoại tệ rất ổn định nên bỏ tiền đầu tư vào đây có lẽ cũng không ăn thua.
Khi đầu tư vào vàng đặc biệt chú ý không nên “ăn xổi” và phải chú ý theo dõi sát diễn biến thị trường vàng từng ngày, từng giờ. Đồng thời, cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc lướt sóng, tìm kiếm lãi cao, bởi ở kênh đầu tư nào cũng vậy, lợi nhuận cao thì rủi ro sẽ rất lớn”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đưa ra nhận định.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: Không có câu trả lời chính xác và tuyệt đối, bởi với những người thích lướt sóng, chấp nhận rủi ro thì cứ làm. Còn đối với những người dân bình thường thì không nên vì không có nhiều tiền để chịu rủi ro, trong khi giá vàng rất biến động và những thông tin về vàng họ cũng không biết được.
Tóm lại người dân bình thường không nên vì chuyện giá vàng lên xuống mà chạy ra “lướt sóng” kẻo lại trở thành nạn nhân của chính mình.