Lạm phát siêu lõi là gì mà khiến Fed phải quan tâm đến tận tiền cắt tóc của người dân?

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thậm chí còn cho rằng đây là biện pháp đánh giá lạm phát tốt hơn CPI.

TIN MỚI

Fed hiện thường xuyên sử dụng một cụm từ mới: “lạm phát siêu lõi”.

Ngân hàng trung ương Mỹ đã và đang tiến hành một cuộc đấu căng thẳng với lạm phát cao dai dẳng. Cuộc chiến này gay gắt đến mức Fed dường như tin rằng một biện pháp tăng cường mới có tên “lạm phát siêu lõi” sẽ giúp đánh giá tình hình tốt hơn.

Lạm phát siêu lõi có liên quan đến hai yếu tố: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – thước đo lạm phát phổ biến nhất tại Mỹ và chỉ số giá chi tiêu cá nhân (CPE).

Cả hai đều đo lường sự thay đổi giá trung bình trong một rổ hàng hóa và dịch vụ. Nhưng CPI được lấy từ người tiêu dùng, trong khi CPE được trích từ các doanh nghiệp.

Chính vì CPI và CPE đều đo lường nhiều loại hàng hóa như vậy, Fed và các nhà kinh tế học trước nay thích đánh giá lạm phát CPI lõi và CPE để xử lý biến động giá.

Lý do là vì CPI lõi hoặc CPE lõi không bao gồm biến động giá tạm thời của thực phẩm và năng lượng. Do đó, chúng sẽ đưa ra dữ liệu sát hơn về xu hướng lạm phát dài hạn.

Như vậy, CPI và ạm phát của rổ hàng hóa và dịch vụ – Lạm phát lương thực và năng lượng.

Nhưng ngay cả những biện pháp lạm phát lõi cũng trở nên kém phù hợp hơn để xem xu hướng lạm phát trong bối cảnh hiện tại. Vì dữ liệu nhà ở luôn có độ trễ. Chúng cũng không ổn định do xu hướng di cư thay đổi trong và sau đại dịch, ảnh hưởng đến giá nhà và giá cho thuê.

Vì vậy, Fed bắt đầu tập trung vào một nhóm giá thậm chí còn hẹp hơn để loại bỏ thành phần giá nhà ở ra khỏi tỷ lệ lạm phát.

Do đó, lạm phát siêu lõi = Lạm phát của rổ hàng hóa và dịch vụ – Lạm phát lương thực và năng lượng – Lạm phát nhà ở.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu trong tháng 11/2022 rằng các dịch vụ cốt lõi ngoài nhà ở, tức là lạm phát siêu lõi, có thể là hạng mục quan trọng nhất để hiểu được lạm phát tiến triển thế nào trong tương lai.

Vậy chính xác thì lạm phát siêu lõi mà ông Powell nhắc đến là gì? Và nó có như lời đồn?

Lạm phát siêu lõi là gì mà khiến Fed phải quan tâm đến tận tiền cắt tóc của người dân? - Ảnh 1.

Lạm phát siêu lõi là gì? Những chi phí nào được tính là siêu lõi?

Trong bối cảnh của nước Mỹ hiện tại, lạm phát siêu lõi chủ yếu phản ánh giá của dịch vụ chẳng hạn như thuê luật sư, sửa ống nước, làm vườn và cắt tóc. Chi phí của những dịch vụ này vẫn ở mức cao.

Biện pháp đo lường lạm phát không bao gồm giá thực phẩm, năng lượng và nhà ở đã chỉ ra những biến động về giá không liên quan đến chu kỳ kinh doanh thông thường. Ví dụ như tác động của đại dịch đối với chuỗi cung ứng và hậu quả của xung đột Ukraine.

Jamus Lim, Phó Giáo sư kinh tế tại trường kinh doanh ESSEC ở Châu Á Thái Bình Dương, cho biết: “Trước nay, Fed tập trung vào lạm phát lõi vì các thành phần ít biến động hơn. Biện pháp siêu lõi mới thu hút được nhiều sự chú ý hơn vì lý do tương tự. Nó loại bỏ các thành phần phóng đại lạm phát cơ bản thực sự”.

Phó Giáo sư Lim lưu ý rằng những định nghĩa này có thể thay đổi tùy thuộc từng hoàn cảnh. Sự thật thì không có khái niệm nào về lạm phát siêu lõi được chấp nhận một cách rộng rãi.

Tại sao Fed lại chú ý đến lạm phát siêu lõi vào thời điểm này?

Khái niệm này đã trở nên phổ biến hơn tại Mỹ sau khi được Chủ tịch Fed Powell và nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman nhắc đến. Họ cho rằng những thành phần gây biến động trong tỷ lệ lạm phát nên được loại bỏ.

Quản lý cấp cao Leonard Eng tại bộ phận giao dịch của TD Ameritrade Singapore giải thích rằng những mức giá còn lại thường ổn định hơn so với giá năng lượng và nhà ở. Chúng đồng thời có thể chỉ ra xu hướng giá cả trong nền kinh tế Mỹ.

Việc Fed tập trung vào danh mục chi phí siêu lõi cũng sẽ chỉ ra được cả tiền lương. Từ đó, ngân hàng trung ương có thể đánh giá tác động của lương đối với giá cả.

Ví dụ, giá dịch vụ cắt tóc năm 2022 tăng so với một năm trước đó, trong khi giá tivi trong cùng giai đoạn thì giữ nguyên. Như vậy, vấn đề lạm phát dai dẳng có thể là do giá dịch vụ hơn là giá hàng hóa.

Trong một thị trường lao động mà các công ty buộc phải trả lương cao để giữ chân nhân viên, điều này sẽ khiến các công ty đẩy khoản chi phí tăng sang cho người tiêu dùng. Điều này sẽ thúc đẩy lạm phát và tiền lương tăng.

Không phải ai cũng nghĩ như Fed

Không phải nhà kinh tế nào cũng bị thuyết phục về việc tập trung vào lạm phát siêu lõi.

“Cá nhân tôi sẽ không tập trung quá nhiều vào biện pháp này. Xét cho cùng, nhà ở và phương tiện đi lại đắt đỏ, cũng như thực phẩm và nhiên liệu, đều ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của người dân”, Phó Giáo sư Lim cho biết.

Ông nói: “Tôi chưa gặp một người tiêu dùng nào không bị ảnh hưởng bởi những điều này”. Vậy nên nếu Fed, hoặc bất kỳ ngân hàng trung ương nào loại bỏ các yếu tố giá kể trên, thì họ chỉ đang giải quyết biện pháp đo lường lạm phát cho chính mình.

Theo BI

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin