Cùng các chuyên gia giải đáp vấn đề này.
Trong lịch sử Trung Hoa có rất nhiều người phụ nữ nổi tiếng vì được hoàng đế sủng ái. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một cặp quân vương hoàng hậu an táng cùng nhau mãi mãi. Ngoài hai người họ ra thì không ai được chôn cùng lăng mộ.
Đó chính là Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên . Lăng mộ của hai nhân vật nổi tiếng này nằm tại một quả đồi ở phía bắc sông Vị, khu vực núi Lương Sơn, thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây. Có tên là Càn Lăng.
Lăng mộ bất khả xâm phạm
Quy mô của lăng mộ này là rất lớn, nhiều công trình bằng đá có kích thước đáng nể và cũng rất chắc chắn. Là mộ của hai vị hoàng đế Trung Hoa, lại được xây dựng dưới thời kỳ phồn thịnh, chắc chắn nhiều kẻ sẽ dòm ngó vì cho rằng nơi này chứ nhiều của cải quý giá hoặc chí ít những kẻ bất mãn với triều đình sẽ cướp phá để thị uy sức mạnh và hả giận.
Tuy nhiên, khu mộ này lại không bị xâm phạm nhiều trong suốt hàng trăm năm qua, vì lí do đó mà ngày nay chúng ta vẫn có thể đến thăm nơi linh thiêng này.
Khu vực mộ Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên ở Thiểm Tây (Ảnh: Zhuanlan.zhihu.com)
Lần đầu có kẻ dám đánh phá nơi an nghỉ của cặp phu thê hoàng đế này là quân khởi nghĩa của Hoàng Sào vào cuối triều đại nhà Đường. Cụ thể, Hoàng Sào đã sai 4 vạn binh lính tiến về Hàm Dương, đào xuống và khai quật ngọn đồi nơi chôn Võ Tắc Thiên sâu đến 40-50 mét nhưng vẫn không thể thu được kết quả gì.
Lần thứ hai không lâu sau đó là vào giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc, khi thiên hạ biến loạn. Có viên Tiết độ sứ là Ôn Thao đã tiến hành xâm phạm mộ Võ Tắc Thiên cũng bằng phương pháp đào bới. Tuy nhiên, tất cả đều vô ích. Thậm chí có nhiều người của Ôn Thao cử đến còn mất mạng.
“Vô tự bia” ở Càn Lăng (Ảnh: Zhuanlan.zhihu.com)
Sau hàng trăm năm, ngôi mộ dần bị lãng quên cho đến khi có một sự kiện vào năm 1960. Khi người ta vô tình đặt thuốc nổ để phá đá, thì bất ngờ xuất hiện những lối hầm trong đồi và lăng mộ Võ Tắc Thiên được tìm thấy.
Ngay lập tức, một Ủy ban được thành lập với cái tên “Ủy ban khai quật Càn Lăng”- nghĩa là khai quật và giúp bảo tồn khu mộ Càn Lăng. Kể từ đó, nhưng chuyên gia và nhà khảo cổ đã dần dần khai phóng xem lẫn bảo vệ chứng tích lịch sử quý giá này.
Lối vào Càn Lăng ở tỉnh Thiểm Tây. (Ảnh: Zhuanlan.zhihu.com)
Ngoài các công trình đồ sộ được phát tích, thì điểm đặc biệt mà người ta dễ dàng nhận thấy đó là những bức tượng không đầu trong khu vực lăng. Kỳ lạ là tất cả chúng đều rất ít bị sứt mẻ nhưng đầu thì hoàn toàn không còn. Có tổng cộng 61 bức tượng, được đúc với kích thước người thật, đều mang dáng vẻ của quan lại nhà Đường, đều đứng cùng một tư thế.
Nguyên nhân nào khiến đầu tượng bị mất?
Qua các khảo cứu và tài liệu ghi chép trong lịch sử, thì thực tế có 64 bức tượng chứ không chỉ 61. Có nghĩa là đã thất lạc 3 bức tượng. Đồng thời, các bức tượng đều được khắc chữ ghi rõ chức vụ mà họ đảm nhận. Tuy nhiên chỉ có 36 bức tượng là còn chữ.
Cụ thể dòng chữ sau các bức tượng ghi nơi họ đảm nhận vị trí mà vị trí ấy là đứng đầu một vùng ở thời đại nhà Đường như An Bắc, Thổ Phiên, Tây An, ….
Thời đó, nhà Đường với cương vực rộng lớn và cai trị nhiều vùng đất không chỉ có dân tộc Hán mà còn nhiều dân tộc khác nên việc phong tước và coi trọng những người đứng đầu các vùng khác hoặc dân tộc khác được xem là một phương án để đảm bảo sự trị vì thống nhất và thịnh vượng.
Những bức tượng đều và đẹp nhưng phần đầu thì không cánh mà bay (Ảnh: Zhuanlan.zhihu.com)
61 bức tượng này tồn tại từ thời Bắc Tống đến nay. Trải qua các biến cố lịch sử nhưng may mắn không bị mất thêm một bức tượng nào nhưng đã bị hư hại. Cụ thể đến triều Minh thì các phần đầu một số bức tượng biến mất mà không rõ nguyên do. Đến triều Thanh thì tất cả các bức tượng mất đầu hoàn toàn.
Lý giải
Thứ nhất, đó là do thiên tai. Theo các học giả, vào năm niên hiệu Gia Tĩnh dưới triều Minh Thế Tông đã xảy ra một trận động đất lớn. Cụ thể là vào năm Gia Tĩnh thứ 34 đã xảy ra một trận động đất nghiêm trọng ở tỉnh Thiểm Tây.
Trận động đất được coi là có cường độ lên tới 8 độ Richter và làm ảnh hưởng tới 80 vạn người. Và những bức tượng cũng bị ảnh hưởng, khiến phần đầu bị vỡ hoặc rụng rời khỏi thân tượng. Đây có vẻ là giả thuyết đáng tin nhất.
Tàn tích của khu mộ rộng lớn và hoành tráng bao gồm ca những bức tượng (Ảnh: Zhuanlan.zhihu.com)
Thứ hai, đó là đầu những bức tượng bị đánh cắp. Vào cuối triều Thanh, khi Trung Hoa suy yếu, quân đội nước ngoài (đặc biệt là các nước phương Tây) đã đến và tiến hành cướp phá các cổ vật. Ngay cả những nơi như Viên Minh Viên (vườn Viên Minh), hang Mạc Cao (tức Thiên Phật Động),… còn bị cướp phá, thì không lí do gì những ngôi mộ như Càn Lăng của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông được yên ổn.
Tuy nhiên, có thể do toàn những bức tượng quá nặng, khó để di chuyển nên những kẻ cướp mang danh quân đội ngoại quốc đã chặt lấy phần đầu để mang về.
Nguyên nhân khiến các bức tượng mất đầu vẫn còn tranh cãi (Ảnh: Zhuanlan.zhihu.com)
Thứ ba, các chuyên gia chỉ ra rằng sự hư hại của những bức tượng chủ yếu xảy ra khi Trung Quốc dưới sự trị vì của triều Liêu (còn gọi là Khiết Đan), nhà Kim, nhà Nguyên.
Có thể thấy đây là thời kì mà cai trị Trung Quốc là các tộc người đến từ phương Bắc như người Mông Cổ chứ không phải người Hán. Và như đã nói ở trên, các bức tượng này là đại diện cho những vùng dân tộc khác nhau ở Trung Quốc dưới thời Đường đang trong tư thế phụng sự vua là người Hán.
Vì vậy, khi Trung Quốc chịu sự cai trị của những dân tộc không phải người Hán thì họ đã tỏ ra giận dữ và tìm cách tiến hành phá bỏ những đầu tượng nhằm mục đích thị uy.
Tham khảo: SOHU.COM, ZHUANLAN.ZHIHU.COM