Với diện tích gần 1600ha, vị trí tọa lạc tại trung tâm kết nối từ Hà Nội đến các tỉnh trung du miền núi như Phú Thọ, Hòa Bình…, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là điểm đến tiềm năng khi du lịch nội địa phát triển.
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã nhận định trong năm 2021, du lịch nội địa và gần nhà sẽ là xu hướng nổi bật. Hội đồng chuyên gia du lịch UNWTO cũng dự báo sự lên ngôi của du lịch nội địa sẽ thúc đẩy nhu cầu về các hoạt động ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên và du lịch nông thôn. Nhìn lại tình hình du lịch trong nước từ hậu COVID-19 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung khai thác thị trường khách nội địa. Điển hình là các hoạt động kích cầu du lịch trên cơ sở kế thừa chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” từ năm 2020.
Tại khu vực Hà Nội, trong những địa điểm giàu tiềm năng phát triển du lịch có thể kể đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Để di chuyển từ trung tâm đến khu vực này chỉ tổn khoảng 20 phút khi đi qua cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình hay Quốc lộ 32 hoặc băng qua đại lộ Thăng Long chỉ với 30 phút đi ô tô. Ngoài ra, dự án còn có vị trí vô cùng thuận tiện khi tọa lạc ngay “ngã 5 kim cương” cùng một loạt tuyến đường huyết mạch được dự kiến khởi công trong năm 2022. Đặc biệt, nơi đây còn giáp ranh các khu vực như tuyến hồ Tây Ba Vì, tuyến đại lộ Thăng Long kéo dài, ga Metro 05, đường Hồ Chí Minh và các tuyến cao tốc hiện có.
Sở hữu vị trí phong thuỷ tuyệt đẹp khi được bao quanh bởi mặt nước hồ Đồng Mô, được ví như hồ Tây thứ 2 của Hà Nội, dự án Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi hội tụ toàn bộ nguồn long mạch bởi các mạch ngầm từ vườn quốc gia chảy về đây sẽ là nơi quảng bá những nét đặc sắc tinh hoa nhất của 54 dân tộc Việt Nam. Vì vậy, có thể nói đây chính là nơi gìn giữ nét văn hoá truyền thống bản sắc việt đến với thế giới nơi giao thoa tinh hoa trên thế giới về với với Việt Nam. Ngoài những khu mang đậm bản sắc dân tộc, tại đây còn có thêm các khu tổ hợp như khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí , khu công viên, bến thuyền,…
Mới đây vào tháng 3 năm 2021, tổng Cục du lịch đã thống kê lượng khách hàng năm về thăm quan tại đây qua các thời điểm nơi đây còn sơ khai và chưa được đầu tư mạnh như sau: 2013 là 300 nghìn lượt khách; 2017-2018 là 600 nghìn lượt khách; 2019 lượng khách tăng đột biến lên đến 700 nghìn lượt và đặc biệt ngày diễn ra lễ hội làng đón tận 20 nghìn lượt khách. Theo dự đoán, lượng khách này sẽ còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Được biết, chính phủ đã đặt mục tiêu từ năm 2021 đến 2025, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam mỗi năm sẽ chào đón từ 1,8 – 3 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Tiềm năng phát triển du lịch này cũng góp phần giúp bất động sản khu vực xung quanh nhận được nhiều sự chú ý. Theo khảo sát thực tế của các sàn giao dịch, chỉ tính riêng khu vực xung quanh Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam , giá đất trung bình dao động từ 14-16 triệu/m2. Trong các khu vực bán kính cách đó 1-2km, có những vị trí lên tới 25-30tr/m2 nhưng nhà đầu tư vẫn sẵn sàng chi tiền. Mức giá này không chỉ dựa theo quy hoạch mà còn bởi những tốc độ phát triển của vùng trong những năm gần đây. Chuyên gia từ các sàn bất động sản đánh giá việc đầu tư vào đất nền tại khu vực này không chỉ đón đầu được nguồn cầu nhà ở trong tương lai, mà còn đáp ứng được nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, an cư tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.