Mặt trái của “Cổ phiếu cơ bản”

Cổ phiếu tốt phải là cổ phiếu mang lại lợi nhuận trong đầu tư. Cổ phiếu được gọi là cơ bản cũng có những mặt trái. Đây là góc nhìn của ông Nguyễn Hồng Điệp – Giám đốc Chi nhánh Tp.HCM CTCK SHS, được đăng tải trên trang cá nhân của ông.

TIN MỚI

Như chúng ta đã biết, khi chọn lựa cổ phiếu để đầu tư, NĐT thông thường hay xem xét với khái niệm “cơ bản” hay “đầu cơ”. Ngay cả trong các Bản tin thị trường chính thống, các chuyên gia cũng viết “hàng đầu cơ”, “hàng cơ bản”. Tôi không định đưa ra các tiêu chí để phân định rõ ràng các khái niệm này. Ở đây, chỉ xin đưa ra một góc nhìn khác về khái niệm “cổ phiếu cơ bản”.

Thông thường khái niệm “cổ phiếu cơ bản” thường được hiểu là những cổ phiếu đầu ngành, có tình hình hoạt động kinh doanh lành mạnh, có kết quả quá khứ tốt, có định hướng sáng sủa. Hay đơn giản là cổ phiếu tốt. Chính vì khái niệm “cổ phiếu tốt” này là sai lầm thường gặp cho NĐT. Bất kỳ cái gì cũng có cái giá của nó.

Cổ phiếu tốt phải là cổ phiếu mang lại lợi nhuận trong đầu tư, chứ không phải là món đồ để ngắm, để trầm trồ khen ngợi. Cổ phiếu được gọi là “cơ bản” thường được định giá khá cao, khá sát với giá trị thực của doanh nghiệp. Dư địa tăng giá của những cổ phiếu này phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số chung. Nếu để phòng thủ, để an toàn, hoặc kỳ vọng một mức lợi nhuận vừa phải trong thời gian tương đối dài, thì đó là sự lựa chọn hợp lý.

Thế nhưng đa số các NĐT ở TTCK Việt nam đều có tư duy khá ngắn hạn. Họ đều mong muốn kiếm được những lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian chỉ tính bằng tháng, thậm chí bằng tuần. Chính vì thế, chưa chắc các cổ phiếu cơ bản đã có thể mang lại kết quả tốt.

Giá cổ phiếu phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng chủ yếu là 2 yếu tố chính. Một là yếu tố thông tin từ nội tại doanh nghiệp, hai là yếu tố thị trường. Chúng ta xem xét yếu tố thứ nhất. Có nhiều bạn analyst nói với tôi rằng “Cổ phiếu A “vẫn” tốt lắm anh ạ”. Nếu “vẫn” tốt, có nghĩa là không có gì đột biến, hoạt động ổn định và bình thường. Như vậy, nội tại doanh nghiệp đã được phản ánh vào giá trước đây. Trong ngắn hạn, rất khó để có thể tăng tốc. Trừ khi chỉ số thị trường chung thăng hoa. Chính yếu tố “đều đều” này sẽ cản trở sự tăng giá của cổ phiếu. Đó là mặt trái thứ nhất của cổ phiếu cơ bản.

content 553c75eb72c3420373cccf365e82f9488ca3b063 1500523457042

Mặt trái thứ hai, quan trọng hơn, là yếu tố thị trường, hay nói cách khác là cung cầu của dòng tiền. Một phần của dòng tiền trên thị trường được cung ứng bởi các CTCK. Các cổ phiếu càng có cơ bản tốt, càng được cho vay với tỷ lệ cao. Có một nghịch lý là những cổ phiếu được gọi là “hàng đầu cơ” thì hầu như đang được “chơi” bằng tiền mặt, chơi bằng tiền thật. Còn các cổ phiếu “cơ bản” thì đang được full margin. Nếu trong thị trường không quá nóng, thì đó là điều tốt. Sẽ thúc đẩy dòng tiền vào các cổ phiếu cơ bản. Nhưng một khi có sự “căng cứng” nhất định của Margin, thì hậu quả là rất xấu. Một cổ phiếu không thể gọi là tốt, cho dù là cơ bản, khi có quá nhiều NĐT sử dụng đòn bẩy ở mức rất cao. Cái bẫy của tiền vay đã làm hỏng cổ phiếu.

Rõ ràng, cổ phiếu được mệnh danh là cơ bản, chưa chắc đã mang lại thành công cho NĐT, đặc biệt trong ngắn hạn. Tất nhiên, một khi giải tỏa bớt Margin, giá cổ phiếu bị giảm quá đà, thì đó lại là cơ hội trong dài hạn.

Mua cổ phiếu là mua sự kỳ vọng. Chính vì thế, dòng tiền thông minh sẽ tìm đến những doanh nghiệp “lột xác”, có những thay đổi nội tại, có đột biến trong tương lai. Chỉ có sự khác biệt trong tư duy đầu tư, mới có kết quả vượt trội. Trên thị trường, chỉ có 5% là số người thắng lợi mà thôi. Tuy nhiên, “Không có bữa trưa miễn phí”. Phải nghiên cứu, phải tìm hiểu và được tư vấn sâu sắc, mới có thể tìm ra những cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin