Metaverse – Vũ trụ kỹ thuật số

Google Maps là một thế giới phản chiếu được đánh giá như quân bài giúp ông trùm công nghệ này giành thế thượng phong trên đường đua metaverse.

metaverse anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Google Maps.

Kể từ khi cho ra mắt dịch vụ bản đồ vào tháng 2/2005, Google đã không ngừng nâng cấp và mở rộng dịch vụ này. Mặc dù Google trực tiếp tạo ra bản đồ bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên của mình cũng như dữ liệu công khai sẵn có, ở một vài quốc gia, người dùng cũng có thể tham gia sửa đổi hoặc bổ sung thêm nội dung cho bản đồ.

Giống như Naver Map, Google Maps cho phép người dùng tìm kiếm các tuyến đường với nhiều chế độ đi lại khác nhau, chẳng hạn như phương tiện công cộng, lái xe hay đi bộ, đồng thời cung cấp cho họ các thông tin giao thông trong thời gian thực.

Dịch vụ Street View (chế độ xem đường phố thực) của Google cung cấp những hình ảnh toàn cảnh 360 độ được chụp tại rất nhiều địa điểm khác nhau, giúp người dùng có thể khám phá khu vực mà họ quan tâm. Bên cạnh đó, Google còn sở hữu những bức ảnh được chụp từ trên cao và ảnh toàn cảnh của một số khu vực dưới đáy đại dương.

Google cho phép các công ty khác sử dụng dịch vụ bản đồ của mình để xây dựng thêm ý tưởng. Ví dụ, dịch vụ Nike+ Running đã sử dụng Google Maps để hiển thị nơi người dùng đang chạy và đo quãng đường họ chạy. Rất nhiều công ty khác cũng đang sử dụng dữ liệu của Google Maps để triển khai các thế giới phản chiếu của riêng mình.

Các công ty sử dụng dữ liệu của Google Maps không cần phải trả một khoản phí riêng nếu lượng truy cập hàng ngày thấp. Tuy nhiên, với những thay đổi về chính sách giá của Google vào năm 2018, công ty này đang dần đưa ra mức phí cao hơn. Do đó, các công ty đang vận hành metaverse phản chiếu của riêng mình trên dữ liệu từ Google Maps sẽ phải chịu mức phí cao hơn trong tương lai.

Hiện tại dữ liệu trên bản đồ do Google cung cấp đã có sức ảnh hưởng rất lớn, nhưng khi số lượng các công ty và quốc gia xây dựng, khai thác metaverse phản chiếu tăng lên, sức ảnh hưởng của dữ liệu bản đồ sẽ còn trở nên mạnh mẽ hơn nữa.

Khi Google Maps mới được giới thiệu tới công chúng, rất nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao Google lại đầu tư nhiều tiền như vậy vào việc tạo bản đồ chỉ để cung cấp chúng miễn phí. Mọi người nghĩ rằng không có cách nào để thu lợi nhuận từ những bản đồ này. Tuy nhiên, khi các thế giới phản chiếu tiếp tục phát triển, Google đã thiết lập được một vị thế vững mạnh nhờ vào việc kiểm soát nền tảng của rất nhiều thế giới phản chiếu.

Mặc dù vậy, chúng ta không cần phải lo lắng về việc Google sẽ nắm quyền thống trị đối với toàn bộ nền tảng của các thế giới phản chiếu. Bản đồ không phải là thông tin cần thiết duy nhất để kiến tạo nên những metaverse phản chiếu hữu ích.

Các tòa nhà trong bản đồ đó, các công ty và tổ chức đang hoạt động trong những tòa nhà này, và thông tin nhân khẩu học về những người đang sử dụng thế giới phản chiếu thậm chí còn quan trọng hơn.

Nếu bạn muốn xây dựng một thế giới phản chiếu, hãy tự hỏi bản thân xem những thông tin về thế giới thực nào là quan trọng nhất. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một công ty mỹ phẩm bằng cách lập bản đồ hành vi mua mỹ phẩm của người tiêu dùng trên Google Maps.

Dựa trên những thông tin này, bạn có thể hiển thị quảng cáo mỹ phẩm ở các bến xe buýt chỉ khi có khách hàng tiềm năng xuất hiện, hay áp dụng mức chiết khấu và cách trưng bày sản phẩm khác nhau trong các cửa hàng tại những khu vực khác nhau.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin