Món ăn ‘sát thủ tim mạch’ nhưng không dùng là bỏ phí nguồn dinh dưỡng quan trọng

Mỡ lợn tốt hay hại cho sức khỏe là điều gây ra nhiều tranh cãi từ trước tới nay. Dầu ăn sử dụng thế nào cũng là điều chúng ta nên học để bảo vệ cả nhà.

TIN MỚI

Mỡ lợn là món ăn gắn liền với thế hệ những người 6X-8X và trước đó. Khi chưa có dầu ăn, mỡ lợn được sử dụng để xào nấu, tạo hương vị thơm, béo ngậy cho món ăn.

Quan điểm trong việc sử dụng mỡ lợn khá mâu thuẫn. Có người cho rằng mỡ lợn là sát thủ của sức khỏe, số khác lại có quan điểm một thìa mỡ lợn tương đương 5 thang thuốc bổ. Vậy quan điểm nào đúng?

Quan điểm “Mỡ lợn là sát thủ tim mạch và mạch máu não” đúng hay sai?

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não cao là do bạn ăn quá nhiều chất béo chứ không phải chỉ ăn quá nhiều mỡ lợn. Nhiều người cho rằng mỡ lợn là hung thủ tim mạch và mạch máu não, với quan điểm dầu thực vật chứa axit béo không no, dầu động vật chứa axit béo no, axit béo no có xu hướng làm tăng lipid máu và cholesterol. Tuy nhiên, trên thực tế, cả dầu thực vật và dầu động vật đều chứa cả axit béo bão hòa và axit béo không bão hòa với tỷ lệ khác nhau. Cả axit béo bão hòa và axit béo không bão hòa đều không có hại cho cơ thể, vì thế, kết luận mỡ lợn là sát thủ tim mạch chưa chính xác.

Đối với hệ tim mạch, thủ phạm gây các vấn đề nghiêm trọng thường liên quan đến các thực phẩm chiên, rán, trà sữa, bánh nướng… Do đó, bạn không cần phải coi mỡ lợn là một món gây nguy hại, thậm chí ăn mỡ lợn một cách điều độ thì không có vấn đề gì.

Ích lợi của mỡ lợn là gì?

Ăn mỡ lợn mang lại nhiều calo và chất béo cho cơ thể. Vào mùa đông, ăn mỡ lợn có thể duy trì nhiệt độ cơ thể.

Mỡ lợn có đặc tính chịu nhiệt độ cao, khi nấu ở nhiệt độ cao không dễ sinh ra chất béo chuyển hóa hay bị biến chất. Vì vậy, nấu mỡ lợn thơm ngon hơn so với các loại dầu ăn. Mặc dù mỡ lợn có chứa cholesterol nhưng đối với người bình thường thì không cần quá sợ hãi điều này. Cholesterol là một thành phần quan trọng của màng tế bào, đồng thời nó cũng tham gia vào quá trình tổng hợp hormone và hình thành axit mật. Điều quan trọng mà bạn nên lưu ý là bất kỳ thực phẩm nào cũng phải tuân theo nguyên tắc điều độ. Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, tăng huyết áp, mỡ máu… cần chú ý kiểm soát lượng mỡ lợn sử dụng.

Món ăn sát thủ tim mạch nhưng không dùng là bỏ phí nguồn dinh dưỡng quan trọng - Ảnh 1.

Mỡ lợn và dầu ăn. (Ảnh minh họa).

Ăn dầu thực vật tốt có tốt hơn cho sức khỏe?

Chế độ ăn uống thời hiện đại ngày nay dễ khiến con người thừa chất, do đó, quan điểm “ăn dầu ăn thay mỡ” đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những quan điểm này là phiến diện. Các thành phần của dầu thực vật chủ yếu là axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa, tỷ lệ của hai loại này sẽ thay đổi tùy theo loại dầu khác nhau. Quá nhiều axit béo bão hòa dễ làm tăng mỡ máu và cholesterol, trong khi axit béo không bão hòa đa giàu liên kết không bão hòa, có tác dụng hạ lipid máu và bảo vệ mạch máu. Đương nhiên nhiều axit béo không bão hòa cũng không tốt, bởì càng có nhiều liên kết không no, nguy cơ bị oxy hóa trong cơ thể càng lớn, dễ tạo ra quá nhiều peroxide, dẫn đến chức năng miễn dịch thấp, gây ung thư và suy giảm chức năng não bộ.

Do đó, một lượng nhỏ dầu thực vật là cần thiết cho chức năng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều dầu thực vật, cho dù đó là dầu đậu phộng, dầu đậu nành hay dầu ô liu… vẫn sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể.

Ba ghi nhớ khi dùng dầu thực vật

Dầu ăn là loại thực phẩm cao năng lượng, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì, thậm chí gây ra các bệnh mãn tính như tim mạch. Vì vậy, cách tốt nhất để ăn dầu ăn như sau:

– Không nên ăn duy nhất một loại dầu trong thời gian dài, nếu không có thể gây mất cân bằng axit béo trong cơ thể. Tốt nhất là dự trữ nhiều loại dầu ở nhà và sử dụng chúng luân phiên.

– Không để dầu nóng bốc khói. Nếu bạn đợi dầu trong chảo bốc khói rồi mới nấu, nhiệt độ dầu sẽ gần 250°C, nhiệt độ này sẽ khiến dầu biến chất và sinh ra một số peroxit gây ung thư.

– Nên sử dụng dầu ăn trong vòng ba tháng sau khi mở nắp. Bảo quản dầu ăn tránh ánh nắng trực tiếp, tránh xa bếp vì trong trường hợp tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ cao, quá trình oxy hóa của dầu sẽ rất nhanh.

Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị chỉ nên ăn 25-30 gam dầu ăn mỗi người, mỗi ngày. Trong nấu nướng hàng ngày, nên ít sử dụng phương pháp chiên rán hoặc dùng nồi chiên không dầu để nấu nướng.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin