Mùa báo hiếu – Đừng đợi Vu Lan mới nghĩ tới chữ ‘hiếu’

Một số cuốn sách mới phát hành giúp bạn hiểu biết sâu sắc ý nghĩa của chữ “hiếu” và trân trọng hơn những khoảnh khắc quý giá bên cha mẹ mình.

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta thường dễ cảm kích trước những hành động tốt đẹp mà những người xung quanh làm cho mình, nhưng lại xem sự hy sinh của cha mẹ là điều đương nhiên. Chính vì vậy, không ít người trong chúng ta thường bỏ qua những cơ hội được được ở bên cạnh và chăm sóc cha mẹ của mình. Một mùa Vu Lan lại đến, những cuốn sách sau sẽ giúp bạn đọc nhìn lại và nhắc nhở bản thân rằng chữ “hiếu” không chỉ tồn tại trong một mùa mà nó sẽ theo bạn cả đời.

Vu Lan anh 1

Sách Chia sẻ từ trái tim.

Chia sẻ từ trái tim – Bài học về chữ hiếu

Thầy Thích Pháp Hòa – một hiện tượng trong lòng của mọi người sau khi những bài pháp thoại rất “đời” khiến đạo Phật càng trở nên gần gũi hơn trong lòng mọi người. Trong cuốn sách đầu tay mang tên Chia sẻ từ trái tim của mình, lần nữa những giáo lý nhà Phật lại đến gần hơn với độc giả qua những trang sách.

Trong cuốn sách Chia sẻ từ trái tim, tác giả mang đến những bài học sâu sắc về mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái. Qua đó, thầy giúp chúng ta hiểu được rằng những khổ đau trong mối quan hệ này không phải là vô tình, mà là kết quả của nhân duyên và nghiệp quả.

Thầy nhấn mạnh rằng để không tiếp tục mắc phải những sai lầm trong mối quan hệ với cha mẹ, mỗi người cần sống đúng từ bây giờ, và sự hiếu thảo chính là khởi điểm của việc sống đúng ấy.

Thầy kể lại câu chuyện về Đức Phật và cha của Ngài: “Bằng chứng là trước khi vua Tịnh Phạn băng hà, đích thân Phật đã trở về hoàng cung và thuyết pháp bên giường bệnh của vua cha. Vua cha của ngài đã nghe pháp và trút hơi thở cuối cùng trong an tịnh.

Sau đó, trong tang lễ của vua Tịnh Phạn, hàng nghìn người có thể khiêng quan tài, nhưng trong số những người khiêng quan tài có đức Phật của chúng ta. Lúc đó, chư thiên xuất hiện xin đỡ quan tài nhưng đức Phật từ chối. Ngài nói: “Không, đây là bổn phận của tôi”. Đức Phật đi trong hàng ngũ của những người khiêng quan tài để bày tỏ lòng hiếu của mình”.

Không chỉ dừng lại ở những bài học về nhân quả, thầy Thích Pháp Hòa còn chia sẻ những cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện để bày tỏ lòng hiếu với cha mẹ ngay từ bây giờ. Những bài học này dễ dàng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta thể hiện lòng hiếu thảo một cách thiết thực và chân thành nhất.

Vu Lan anh 2

Bộ sách Để con chăm sóc cha và Để con chăm sóc mẹ.

Để con chăm sóc cha và Để con chăm sóc mẹ – Những bài học về tình yêu thương và trách nhiệm

Có rất nhiều sách để dạy cha mẹ cách chăm sóc và nuôi dạy con từ khi còn trong bụng mẹ cho đến lúc trưởng thành. Nhưng rất ít cuốn sách dạy chúng ta cách đối xử và chăm sóc cha mẹ khi về già. Điều này làm không ít người bị bối rối, tổn thương thậm chí là trầm cảm trong quá trình chăm sóc đấng sinh thành của mình.

Với tài năng kể chuyện qua tranh vẽ, Miew đã tái hiện lại những khoảnh khắc đau thương nhưng tràn đầy tình yêu trong quá trình chăm sóc cha mẹ của mình qua bộ sách Để con chăm sóc cha Để con chăm sóc mẹ. Những kinh nghiệm quý báu trong quá trình chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho cha mẹ từ tác giả sẽ giúp bạn đọc chuẩn bị tinh thần và sức khỏe để người đọc tự nhắc nhắc nhở bản thân về trách nhiệm hiếu thảo với cha mẹ.

Lần nữa đối diện với những tổn thương trong quá trình chăm sóc cha mẹ để hoàn thành bộ sách, tác giả cũng mong muốn lan tỏa thông điệp “hãy yêu thương khi còn có thể” đến mọi người mà đặc biệt là giới trẻ. Những kỷ niệm với cha mẹ chắc chắn sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần giúp bạn vượt qua những tổn thương trong quá trình chăm sóc những người thân yêu của mình, ngay cả khi họ rời đi.

Vu Lan anh 3

Sách Hiếu – Thở cho ba, mỉm cười cho má.

Hiếu – Bài học trân trọng khoảnh khắc hiện tại

Trong xã hội hiện đại, sự bận rộn và phụ thuộc vào công nghệ đã khiến nhiều người không còn thời gian dành cho những người thân yêu, dù đang sống cùng dưới một mái nhà. Qua cuốn sách Hiếu – Thở cho ba, mỉm cười cho má, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa sâu sắc của chữ “hiếu” trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ gia đình, cũng như trân trọng những khoảnh khắc quý giá bên cạnh cha mẹ.

Chữ “hiếu” không chỉ là sự kính trọng hay vâng lời cha mẹ mà còn bao hàm cả sự hiểu biết sâu sắc về đấng sinh thành của mình. Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ: “Hiếu bắt nguồn từ hiểu, có hiểu thì mới có thương”. Khi chúng ta thực sự hiểu được những khó khăn, nỗi niềm của cha mẹ, chúng ta mới có thể thể hiện tình thương yêu đúng cách.

Tuy nhiên, những tiện ích từ các thiết bị công nghệ hiện đại đã vô tình trở thành rào cản khiến cha mẹ và con cái khó tìm thấy tiếng nói chung vì không còn thời gian chất lượng dành cho. Cuốn sách như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc duy trì sự kết nối tình cảm trong gia đình, đặc biệt là giữa cha mẹ và con cái.

Qua hơn 200 trang sách, Thiền sư đã khéo léo lồng ghép những câu chuyện đời thường mà ông đã trải qua hoặc chứng kiến trên hành trình hoằng pháp để giúp người đọc học được giá trị của việc trân trọng thời gian ở bên cha mẹ. Cũng như ý thức được trách nhiệm của bản thân với đấng sinh thành.

Cuối cùng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh rằng: “Hạnh phúc, biết ơn vì cha mẹ đã cho mình một hình hài, một cuộc sống – đó là hiếu”. Đây là một lời nhắc nhở đầy ý nghĩa, để mỗi người chúng ta không quên rằng hạnh phúc thật sự có thể được tìm thấy ngay trong những điều giản dị nhất, từ việc trân trọng, lắng nghe và yêu thương cha mẹ ngay lúc này.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Hiểu đúng về Tết Trung nguyên, Vu Lan, Xá tội vong nhân

Các lễ tiết trong rằm tháng 7 đều mang ý nghĩa hướng thiện, là dịp thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ.

Hiểu về nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan báo hiếu

Tùy bút của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lý giải ý nghĩa của nghi thức cài bông hồng lên áo phật tử vào mùa Vu Lan.

Kiến giải mới về nguồn gốc lễ Vu Lan

Tác giả sách “Nghiên cứu về nguồn gốc lễ Vu Lan” cho rằng, lễ Vu Lan do tổ tiên người Việt tạo ra trên cơ sở Phật giáo hóa hai loại hình văn hóa lễ Trung nguyên và Đạo Hiếu.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin