Hiểu rõ sự khác nhau giữa các loại muối sẽ giúp bạn tránh làm hại đến sức khỏe của chính mình và gia đình khi sử dụng loại gia vị này.
Muối là một gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nếu không có muối, các bữa ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo và kém phần hấp dẫn.
Có 2 loại muối chính được sử dụng trong nấu ăn và sinh hoạt thường ngày – đó là muối tinh và muối biển. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Cách dùng ra sao? Cùng tìm hiểu rõ sự khác biệt cụ thể giữa hai loại muối này để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và chuyển đổi giữa các loại muối khác nhau sao cho phù hợp.
1. Nguồn gốc khác nhau
Muối biển: Muối biển được thu hoạch bằng cách làm bay hơi nước biển, chưa trải qua quá trình chế biến sâu nên có kết cấu thô, giòn, hạt lớn. Muối biển được khai thác từ những vùng biển sạch, không ô nhiễm.
Muối tinh: Muối tinh được chế biến trên cơ sở muối thô. Đó là tinh thể natri clorua thu được sau các giai đoạn bốc hơi, rửa sạch, sấy khô và tẩy trắng. Vì vậy trong khi chế biến, phần lớn các chất khoáng sẽ bị loại bỏ. Muối tinh được xử lý để có hạt mịn và không bị vón cục.
Tuy nhiên, muối thô của muối tinh không chỉ là muối biển, mà còn là muối thô từ muối khoáng trong lòng đất. Ngoài ra, nó còn bao gồm: 40% là từ muối mỏ, tức là muối được khai thác từ các mỏ muối. 30% đến từ muối giếng, tức là muối từ nước muối ngầm hoặc hồ muối.
Đồng thời, một số loại muối tinh cũng thường được bổ sung i-ốt rất cần thiết cho chức năng tuyến giáp của cơ thể. Vì vậy, muối tinh còn được gọi là muối đã qua chế biến, hay muối tinh chế.
2. Thành phần dinh dưỡng khác nhau
Tương tự như muối ăn thông thường, muối biển chủ yếu chứa natri clorua. Vì muối biển thô và chưa qua tinh chế nên giữ lại nhiều khoáng chất như i-ốt, kẽm, kali, sắt và phốt pho. Ngược lại muối tinh là muối đã được xử lý mịn, đồng thời lọc tinh các tạp chất nên phần lớn các chất khoáng sẽ bị loại bỏ. Ngay cả khi sản xuất bổ sung ở giai đoạn sau thì vẫn còn hạn chế và chưa toàn diện.
Tuy nhiên, vì muối biển có chứa một chất gọi là magie clorua, là một kim loại nặng nên không thể ăn quá nhiều. Vì vậy, muối tinh là loại muối được tiêu thụ nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
3. Công dụng khác nhau
Muối biển : Thông thường, muối biển được chia theo vị, có thể chia thành muối biển hạt lớn và muối biển hun khói.
Muối biển hạt lớn không có mùi vị đặc biệt mà là muối biển chiết xuất hoàn toàn có vị ngọt nhẹ. Thực phẩm như muối được làm bằng muối biển hạt lớn.
Muối biển hun khói được hình thành bằng cách chế biến trên cơ sở muối biển. Vì được hun khói trên than hoa cháy chậm để các tinh thể muối ngấm hương vị khói, khiến nó trở thành thứ muối tuyệt hảo. Loại muối này thường được thêm vào các thực phẩm như bít tết chiên hay thịt nướng giúp làm tăng thêm hương vị khói và độ ngon của thực phẩm.
Ngoài ra, muối biển cũng có những đặc điểm khác nhau tùy theo từng khu vực:
Muối biển Síp (Cyprus) có màu sáng nên thường được sử dụng và rắc lên thức ăn để tăng độ sáng và đẹp cho thức ăn.
Muối biển ở Anh được biết đến với lớp vảy rộng, phẳng, mỏng và giòn. Khi nếm, vị muối tương đối nhẹ lúc đầu và sau đó sẽ mặn dần với hương vị biển cực kỳ phong phú. Nó thường được dùng một ít khi xào rau và nấm để tăng hương vị, đồng thời, nó cũng thích hợp để làm nước sốt.
Hoa muối ở Pháp được xem là loại muối biển đắt nhất thế giới. Hoa muối là những mảng miếng muối kết tinh trên mặt nước. Muối có màu trắng như tuyết, hương vị cũng rất thanh khiết. Đây là thứ gia vị được nhiều đầu bếp trên thế giới ưa chuộng.
Ngoài ra, muối biển còn được dùng nhiều hơn trong các món tráng miệng. Như bánh muối biển, hoặc kem muối biển , v.v. khi được thêm muối, hương vị của những món tráng miệng này trở nên ngon và phong phú hơn.
Muối tinh chế : Muối tinh cũng được chia thành nhiều loại, gồm muối i-ốt, muối không i-ốt và muối natri thấp.
Muối natri thấp: chứa 70% natri và 30% kali. Đây là loại muối không dành cho người bị bệnh thận
Muối i-ốt: Thành phần chính là i-ốt và natri. Những bệnh nhân mắc các bệnh tuyến giáp như như cường giáp, viêm tuyến giáp và các bệnh tuyến giáp tự miễn thì không thích hợp với loại muối này.
Muối không chứa i-ốt: Dành cho những người sống ở vùng ven biển và thường tiêu thụ nhiều hải sản vì họ đã nhận đủ i-ốt từ thức ăn và nước uống hàng ngày
Tóm lại, tuỳ theo mục đích cụ thể của mỗi gia đình mà chúng ta có thể lựa chọn loại phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Hãy nhớ rằng, mục đích chính của việc sử dụng muối là làm tăng thêm hương vị cho món ăn, không phải là một phương thuốc giúp cải thiện sức khỏe. Điều quan trọng nhất chính là, dù ăn muối gì thì cũng phải kiểm soát lượng muối có trong thức ăn.
(Theo aboluowang)