Lợi nhất là người hưởng lương từ 20 đến 55 triệu/tháng. Các đại gia không vui mấy còn nếu lương dưới 8 triệu, thậm chí chẳng được lợi gì.
Bậc thuế
|
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
|
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
|
Thuế suất (%)
|
1
|
Đến 60
|
Đến 5
|
5
|
2
|
Trên 60 đến 120
|
Trên 5 đến 10
|
10
|
3
|
Trên 120 đến 216
|
Trên 10 đến 18
|
15
|
4
|
Trên 216 đến 384
|
Trên 18 đến 32
|
20
|
5
|
Trên 384 đến 624
|
Trên 32 đến 52
|
25
|
6
|
Trên 624 đến 960
|
Trên 52 đến 80
|
30
|
7
|
Trên 960
|
Trên 80
|
35
|
Thu nhập càng cao, thuế giảm càng nhiều?
Dễ thấy, thu nhập càng cao thuế giảm càng nhiều. Nhiều người sẽ hỏi: “Sao lạ vậy, nếu mức giảm trừ tăng như nhau thì có lẽ số thuế được giảm cũng phải ngang nhau chứ?”
Nguyên nhân của sự khác biệt này là do số thuế được giảm có thể tính một cách áng chừng bằng chênh lệch giữa hai mức giảm trừ gia cảnh cũ và mới nhân với biên thuế suất. Giảm trừ gia cảnh có thể (gần) như nhau, nhưng biên thuế suất thì mỗi người một khác. Giả dụ như nếu đang nộp thuế ở bậc 7 (bậc cao nhất), số thuế được giảm sẽ bằng mức giảm trừ nhân với 35%, trong khi nếu nộp thuế ở bậc 1 (bậc thấp nhất), số thuế được giảm chỉ bằng mức giảm trừ nhân với 5% thôi.
Số thuế được giảm tuy tỷ lệ thuận với thu nhập, nhưng không phải tăng mãi. Dù thu nhập của bạn có là bao nhiêu thì mức thuế được giảm tối đa cũng chỉ tới 3,15 triệu đồng mà thôi.
Ai lợi nhất, ai thiệt nhất?
Để giải bài toán này, không thể sử dụng mức giảm tuyệt đối, đơn cử như nguyên tổng giám đốc ngân hàng hưởng lương gần 2 tỷ đồng mỗi tháng, thì số thuế được giảm có hơn 3 triệu quả thật … “chả bõ dính răng”.
Như đã phân tích ở trên, những người thu nhập dưới 8 triệu đồng/tháng chẳng lợi lộc gì từ luật thuế mới, thuế suất của họ vẫn vậy, 0%. Nhưng từ mức 8 triệu đến gần 25 triệu, mức chênh lệch thuế suất, hay “cái lợi của luật thuế mới”, tăng rất nhanh và lên tới mức cao nhất là gần 4,8% mới mức thu nhập 29 triệu đồng/tháng.