Nắng nóng sắp vượt ngưỡng giới hạn con người

Những đợt nắng nóng cực độ đã xuất hiện và giết chết hàng chục nghìn người trên thế giới.

heat

Thời tiết nắng gắt, oi bức là điều kiện dễ xảy ra các trường hợp nguy hiểm như say nắng, say nóng, ngất, sốc nhiệt… Ảnh:  Kuha ni ALI VICOY.

Theo dữ liệu do cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu công bố gần đây, hiện tượng nóng lên toàn cầu vừa vượt qua một cột mốc khác không mấy tích cực. Trong 12 tháng qua, nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới đã tăng 1,5 độ C, cao hơn so với thời kỳ đầu của thời đại công nghiệp.

Cơ thể căng thẳng vì liên tục giữ mát, gây đau tim, tử vong

Con số tăng 2 độ C sẽ mang lại những đợt nắng nóng thường xuyên, gây tử vong cho các khu vực rộng lớn của hành tinh, Tom Matthews, giảng viên cao cấp về địa lý môi trường tại Đại học King’s College London, cho biết.

Không chỉ vậy, mực nước biển cao hơn, mất đa dạng sinh học, hạn hán kéo dài hơn và bão dữ dội hơn cũng là những hệ quả khi Trái đất nóng lên.

“Chúng ta đã tiến hóa để thích nghi với nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt nhất có thể trên hành tinh này”, giảng viên tại Đại học King’s College London giải thích.

Nhưng khi nhiệt độ cơ thể lên khoảng 42 độ C, con người sẽ gặp tình trạng say nắng, thậm chí tử vong cũng có thể xảy ra vì cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng để giữ mát, tim làm việc cực nhọc hơn, gây ra các cơn đau tim.

Nang vuot muc chiu dung anh 1

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, TPHCM và khu vực Nam bộ liên tục nắng nóng. Ảnh: An Huy.

Ông trích dẫn một ví dụ từ Vương quốc Anh. Vào mùa hè năm 2022, quốc gia này đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ cao, vượt qua 40 độ C. Sau đó, Anh chứng kiến gần 60.000 ca tử vong liên quan đến nắng nóng khắc nghiệt. Con số này tương đương với số người thiệt mạng ở Anh và xứ Wales vì Covid-19 trong năm 2020.

Ở Việt Nam, ngay tháng 1 và những ngày đầu tháng 2, TP.HCM và nhiều tỉnh Đông Nam Bộ đã xuất hiện những ngày nắng nóng đầu tiên của năm nay khi nhiệt độ cao nhất ghi nhận từ 35-36 độ, chỉ số tia UV ở mức gây hại cao đến rất cao.

Trước đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết năm 2023 đã xuất hiện 20 đợt nắng nóng ở Việt Nam, là năm xuất hiện nhiều đợt nắng nóng diện rộng nhất trong 6 năm qua và nhiều hơn 5 đợt so với trung bình nhiều năm.

Sẽ ra sao nếu nhiệt độ thế giới tăng quá mức chịu đựng con người?

Trên thế giới, những đợt nắng nóng chết người bao trùm hành tinh vào mùa hè năm ngoái đang vẫn sẽ tiếp tục kéo dài cho đến năm 2024: Tháng 1 vừa qua là tháng thứ 8 liên tiếp nhiệt độ toàn cầu vượt qua các kỷ lục trước đó, đồng thời là tháng nóng đỉnh điểm đối với các đại dương.

Nhiệt độ mặt nước biển chỉ thấp hơn một chút so với tháng 8/2023, tháng ấm nhất trong lịch sử đại dương. Nhiệt độ nước biển tiếp tục tăng cao trong những ngày đầu tháng 2, vượt qua kỷ lục hàng ngày được thiết lập vào tháng 8 năm ngoái.

“Nếu nhiệt độ trung bình tăng lên 1,5 độ C, những nơi như Lagos, Karachi và Thượng Hải bắt đầu trải qua những đợt nắng nóng vượt quá giới hạn con người. Còn với mức tăng 2 độ C, mật độ các sự kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ thường xuyên hơn ít nhất 10 lần. Nếu chúng ta lên tới 8 độ C, một phần lớn bề mặt Trái đất sẽ quá nóng đối với sinh lý con người và sẽ không thể ở được”, vị chuyên gia cho biết.

Máy điều hòa và các phòng thoát nhiệt sẽ là những giải pháp hữu ích, nhưng con người có thể sẽ không thể làm những công việc cường độ cao ngoài trời như trồng lúa ở những vùng nóng hơn. Bên cạnh đó, giải pháp tránh nóng cũng đi kèm với điều kiện. “Cơ sở hạ tầng phải có khả năng chịu được nước dâng khi mọi người bật điều hòa và chịu được bão hoặc lũ lụt”, ông nói.

Nang vuot muc chiu dung anh 2

Hiện tượng El Nino làm năm 2024 dự kiến còn gây nóng bức hơn 2023. Ảnh: Reuters.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào đối mặt tình trạng nhiệt độ gia tăng. Đó là sự hợp tác, giảng viên Tom Matthews nói. “Chúng tôi đã xây dựng các hệ thống dự báo. Chúng sẽ cảnh báo khi thảm họa sắp xảy ra bằng cách hợp tác cùng nhau ở quy mô khổng lồ. Chúng ta phải tiếp tục làm như vậy”, ông khẳng định.

Nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên Trái đất không còn là bí ẩn đối với các nhà khoa học. Đốt nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng và các hoạt động khác của con người đã khiến thủy ngân tăng đều đặn trong hơn một thế kỷ qua. Chu kỳ El Niño hiện tại cũng khiến nhiệt độ đại dương thoát vào khí quyển nhiều hơn.

Tuy nhiên, chính xác tại sao Trái đất lại nóng như vậy trong thời gian dài như vậy trong những tháng gần đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Họ đang chờ có thêm dữ liệu để xem liệu các yếu tố khác, khó đoán hơn có thể ảnh hưởng đến hiện tượng này hay không.

“Việc nhanh chóng gaim3 lượng phát thải khí nhà kính là cách duy nhất để ngăn chặn nhiệt độ toàn cầu tăng lên”, Samantha Burgess, phó giám đốc của Copernicus, khẳng định.

Những nhà khoa học tiên phong

“Những nhà khoa học tiên phong” là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin