Nấu cơm nên dùng nước lạnh hay nước nóng?

Làm sao để nấu cơm ngon mà không bị mất đi chất dinh dưỡng, nên dùng nước lạnh hay nước nóng để nấu cơm thì không phải ai cũng biết!

TIN MỚI

Cơm không chỉ là món ăn giúp no bụng mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hãy lưu ngay mẹo dưới đây để nấu được cơm ngon dẻo, mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng từ hạt gạo.

Nấu cơm dùng nước lạnh hay nước nóng?

Nấu cơm bằng nước lạnh là thói quen của rất nhiều người Việt. Khi dùng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước.

Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ, nên sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng. Nấu cơm bằng nước nóng cũng giúp rút ngắn quá trình nấu cơm, khiến cơm chín nhanh hơn. Ngoài ra, cũng giúp tiết kiệm được năng lượng điện tiêu hao trong quá trình nấu cơm.

Nấu cơm nên dùng nước lạnh hay nước nóng? - Ảnh 1.

Nấu cơm dùng nước lạnh hay nước nóng?

Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen nấu cơm bằng nước lạnh ngay nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian trong quá trình nấu cơm, mà không đảm bảo được dinh dưỡng cho cả gia đình.

Những thói quen sai lầm khi nấu cơm hầu như ai cũng mắc phải

– Không ngâm gạo trước khi nấu

Ngâm gạo trong nước trước khi nấu giúp làm mềm hạt gạo và làm cho cơm chín đều hơn. Nên ngâm từ 30 phút đến 1 giờ trước khi nấu.

– Vo gạo quá kỹ

Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu vo gạo quá kỹ khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất. Bạn chỉ nên vo gạo qua 1-2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn. Nhiều người thường có thói quen vo gạo qua 4-5 lần nước đến khi chỉ còn lại nước trắng trong, đó là sai lầm cần tránh.

Nấu cơm nên dùng nước lạnh hay nước nóng? - Ảnh 2.

Chỉ cần vo gạo qua 1-2 lần nước để loại bỏ bụi bẩn.

– Đổ ít hoặc quá nhiều nước

Đổ nước không chính xác có thể dẫn đến cơm bị nhão, khô hoặc cơm không chín đều. Đổ nước sao vừa đủ để ăn cơm vừa dẻo ngon là điều không phải ai cũng làm được. Mỗi loại gạo sẽ phù hợp với lượng nước nhất định. Vì thế, khi mua gạo về cần nấu thử trước, với 500g gạo bạn nên đổ 600ml nước, sau đó thì điều chỉnh dần cho phù hợp.

– Mở nắp quá thường xuyên

Mở nắp nhiều lần trong quá trình nấu có thể làm giảm nhiệt độ và làm mất hơi nước cần thiết để nấu chín cơm. Hãy chỉ mở nắp khi cần kiểm tra hoặc khi cơm đã chín.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin