TBCKVN – Đầu tư tiền nhàn rỗi vào nhiều kênh khác nhau không chỉ giúp an toàn cho bản thân mà còn tránh nguy cơ mất giá của đồng tiền do lạm phát. Hai lựa chọn thường được mọi người ưu tiên chính là gửi tiết kiệm hoặc mua vàng.
Giá vàng tăng cao, có nên đầu tư vào thời điểm này? |
|
Có nên đầu tư vàng vào thời điểm này hay không? |
Đồng tiền liền khúc ruột và vàng cũng là tiền. Vậy giờ để biết trữ vàng chờ lên giá có lợi hay gửi tiết kiệm ngân hàng – cũng có thêm tiền, bạn nên làm toán. Vàng tuy được xem là đồng tiền chung trong hàng trăm năm, là kênh đầu tư hiệu quả nhưng do những biến động trên thị trường nên giá vàng thay đổi liên tục, tạo không ít rủi ro cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, gửi tiết kiệm được xem là khoản đầu tư an toàn hơn, ít ngại thị trường biến động nhưng xét về khả năng sinh lời lại không cao bằng vàng. Trữ vàng không có lợi bằng gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi.
Nên đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm ngân hàng thời điểm này?. Ảnh minh họa |
Ưu và nhược điểm của 2 hình thức này:
Lợi ích và rủi ro khi gửi tiết kiệm
Lợi ích khi gửi tiết kiệm: Gửi tiết kiệm được đánh giá là kênh tài chính có độ an toàn cao nhất trên thị trường hiện nay.
Với khoản gửi tiết kiệm bạn còn có thể tham gia các giao dịch tài chính khác dễ dàng hơn như vay vốn, xác nhận khả năng tài chính để đi du học,…
Kỳ hạn gửi tiết kiệm linh hoạt, dễ dàng đáp ứng nhu cầu hiện tại của bạn.
Phương thức trả lãi đa dạng, theo hàng tháng, hàng quý hoặc cuối kỳ.
Nếu gửi tiết kiệm trong thời gian dài, số tiền lãi suất bạn nhận được sẽ càng lớn.
Các rủi ro khi gửi tiền tiết kiệm: Mức sinh lời không cao như tích trữ vàng, chưa kể biến động nền kinh tế, khiến đồng tiền bị mất giá nếu lạm phát nền kinh tế ở mức cao.
Bị ràng buộc bởi kỳ hạn gửi, do đó, lãi suất tiết kiệm sẽ bị giảm nếu chúng ta cần phải rút tiền tiết kiệm trước hạn.
Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi còn khá thấp.
Mất tiền do cán bộ ngân hàng. Rủi ro lớn nhất khi gửi tiền tiết kiệm có lẽ là việc bị mất tiền trong sổ/tài khoản do gian lận, dối trá của cán bộ ngân hàng.
Mất tiền do ký sẵn chứng từ, giấy tờ quan trọng. khách hàng khi đồng ý ký tên vào những giấy tờ không có nội dung rõ ràng, cụ thể. Điều này xuất phát từ tâm lý chủ quan, tin tưởng cán bộ ngân hàng, không quan tâm đến nội dung của giấy tờ mình sẽ phải ký tên.
Mất tiền gửi online vì bảo mật thông tin cá nhân.
Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại, thời đại 4.0 nổ ra, việc gửi tiền tiết kiệm qua kênh trực tuyến (online) không còn là điều xa lạ. Ưu điểm của kênh online là nhanh gọn, không phải tới tận ngân hàng mà chỉ cần giao dịch qua trang web hoặc ứng dụng chính thống của ngân hàng. Do đẩy mạnh việc gửi tiền online, nhiều ngân hàng còn có lãi suất ưu đãi, cao hơn lãi suất gửi tại quầy khi gửi tiền online.
Tuy nhiên, tội phạm công nghệ cao cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ và nguy hiểm. Việc không bảo mật tốt thông tin cá nhân sẽ khiến các khách hàng dễ rơi vào tầm ngắm của hacker. Tiền gửi lúc này dễ dàng bốc hơi hơn bao giờ hết.
Lợi ích và rủi ro khi mua vàng
Các lợi ích khi mua vàng tích trữ: Hạn chế được rủi ro mất giá của đồng tiền.
Là tài sản giá trị bền vững bất chấp các biến chuyển về chính trị hay kinh tế.
Thanh khoản nhanh, có thể mua bán dễ dàng ngay khi được giá.
Có thể chuyển đổi ra tất cả các loại tiền tệ trên thế giới.
Các rủi ro khi mua vàng.
Rủi ro mất trộm khá cao khi cất giữ tại nhà.
Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều không còn sản phẩm tiết kiệm vàng. Thay vào đó, ngân hàng chỉ được cung cấp dịch vụ giữ hộ vàng với mức phí dao động từ 300 – 1.000 đồng/chỉ/tháng.
Theo ghi nhận, mở cửa phiên giao dịch ngày 22/7, giá vàng SJC tại Công ty VBĐQ Sài Gòn đang là 39,38 – 39,62 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 80.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước. Chênh lệch giá bán cao hơn giá mua 240.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá mua vàng ở mức 39,38 – 39,73 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 20.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với thời điểm chốt phiên giao dịch cuối tuần trước. Giá mua vào đang thấp hơn giá bán ra 350.000 đồng/lượng.
Nếu bạn mua vàng trang sức, mức sinh lợi thường không cao, thậm chí bạn còn phải chịu lỗ khi bán. Trong khi, nhà cung ứng vàng miếng chỉ bán theo đơn vị 5 phân, 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ và 1 lượng. Do đó, bạn không thể mua theo số tiền mong muốn như gửi tiết kiệm.
Ngoài ra, giá vàng biến động theo nền kinh tế toàn cầu, nên có thể bạn cũng sẽ bị rớt giá trong ngắn hạn, chưa kể bạn sẽ bị thiệt hại về chênh lệch tỷ giá giữa mua vào và bán ra.
Cách đây sáu năm, giá vàng được các tiệm mua vào khoảng 38 triệu đồng/lượng. Lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng bình quân khi đó khoảng 7%/năm. Nếu bạn trữ vàng thời điểm đó và bán ngày 19/7 vừa qua, bạn sẽ thu được khoảng 40 triệu đồng/lượng (con số đã được làm tròn). Trong khi đó, nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm, lãi suất 7%/năm, rồi ngân hàng tự đáo hạn và gửi gộp cho các năm tiếp theo thì số tiền gốc và lãi thời điểm này lên tới trên 57 triệu đồng. Đây gọi là cách gửi tiết kiệm với lãi nhồi – compound interest, mà nhà bác học Einstein từng ca ngợi.
Với số tiền đó thời điểm này, bạn mua được 1 lượng vàng và vẫn còn dư hơn 17 triệu đồng. Vậy có thấy, gửi tiết kiệm lợi hơn trữ vàng.
Nhưng nhiều người không chọn cách đó, do tập quán trữ vàng và cũng vì họ sợ ngân hàng phá sản.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc phá sản của một ngân hàng là rất khó, nó có thể đã từng xảy ra nhưng không phải hàng loạt các ngân hàng bị phá sản cùng một lúc. Vì nếu xảy ra hàng loạt, rất dễ dẫn đến sụp đổ dây chuyền cho cả hệ thống tài chính – ngân hàng. Không chỉ vậy, Chính phủ nào cũng đều có một vũ khí lợi hại để bảo vệ hệ thống tài chính – ngân hàng.
Với các tư vấn trên, hi vọng sẽ mang lại cho bạn các kiến thức tổng quan, giúp bạn lựa chọn được phương án tài chính phù hợp nhằm tăng giá trị của đồng vốn của mình.