Nên thay đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản với trường hợp hiếm muộn, sức khỏe yếu?

Dù có nhiều năm tham gia BHXH liên tục nhưng do không đáp ứng đủ điều kiện về số tháng đóng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, lao động nữ không được hưởng chế độ thai sản

TIN MỚI

Đã tham gia BHXH hơn 8 năm nhưng khi sinh con cách đây vài tháng, chị Nguyễn Thị Hồng Lựu (vốn là công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, quận Bình Tân, TP HCM) không được hưởng chế độ thai sản. Nguyên nhân là do chị đã bị gián đoạn thời gian đóng BHXH trước khi mang thai cho tới lúc sinh con.

Chị Lựu đã kết hôn hơn 5 năm và từng bị lưu thai do vấn đề sức khỏe, bác sĩ đã khuyến cáo hai vợ chồng chị nên làm thụ tinh ống nghiệm tuy nhiên chi phí quá lớn so với mức thu nhập của gia đình nên chị tạm gác lại. 

Đầu năm 2023, công ty chị gặp khó khăn, phải cắt giảm đơn hàng và nhân sự, chị không nằm trong diện cắt giảm nhưng vì tính đến chuyện có con nên chị quyết định xin nghỉ việc và dùng khoản tiền công ty hỗ trợ để “kiếm con”. Sau hơn 3 tháng nghỉ việc, chị chuyển phôi thành công. Do sức khỏe yếu nên từ khi mang thai chị chỉ quanh quẩn ở nhà nên không tham gia BHXH, chỉ mua BHYT. Do vậy, khi sinh con, chị đã không đủ điều kiện về số tháng đóng BHXH trước khi sinh con để hưởng chế độ thai sản.

“Không được nhận tiền thai sản, tôi cũng buồn bởi gia đình cũng khá khó khăn, chỉ sống nhờ trợ cấp thất nghiệp nhưng nghĩ lại lúc đó nếu không nghỉ việc và nhận tiền hỗ trợ thì tôi không có cơ hội làm IVF” – chị cho biết.

Nên thay đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản với trường hợp hiếm muộn, sức khỏe yếu?- Ảnh 1.

Cần quan hơn đến chế độ thai sản để khuyến khích lao động nữ sinh con

Về vấn đề này, Công đoàn Dệt may Việt Nam cũng từng kiến nghị bổ sung thêm quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản cho các trường hợp hiếm muộn phải nghỉ việc không lương dài ngày để điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền đối với lao động nữ đã có thời gian đóng BHXH 5 năm liên tục trở lên.

Công đoàn ngành cho rằng hiện nay, do ô nhiễm môi trường, thực phẩm và dịch bệnh nhiều nên trong công nhân lao động ngành may đã có nhiều trường hợp hiếm muộn và phải áp dụng các biện pháp y khoa để điều trị cho cả 2 vợ chồng hoặc thụ tinh ống nghiệm nên các lao động nữ thường phải nghỉ dài ngày từ 3 – 6 tháng, thậm chí hàng năm mới có thể mang thai và khi mang thai cũng phải nghỉ lao động để theo dõi. Do phải nghỉ việc không lương trên 14 ngày nên lao động nữ này bị gián đoạn thời gian đóng BHXH và không đáp ứng được điều kiện đóng tối thiểu là từ đủ 3 tháng (trong trường hợp buộc phải nghỉ dưỡng thai) trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Do đó, họ không được hưởng chế độ thai sản (dưỡng thai, hưởng chế độ khi sinh con) mặc dù trước đó đã có thời gian đóng BHXH 5 năm liên tục trở lên. Điều này khá thiệt thòi. 

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 và công bố của Cục Dân số – Bộ Y tế, trong những năm gần đây, 21 tỉnh, thành trong cả nước có mức sinh rất thấp và đang phải thực hiện các giải pháp khuyến sinh. Tại các tỉnh, thành này là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp dệt may đóng trên địa bàn.

 Do đó, việc sửa đổi bổ sung các quy định về chế độ nghỉ khi con ốm đau, chế độ thai sản cho lao động nữ (tăng số lần nghỉ khám thai, bổ sung quy định cho lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi phải nghỉ việc dài ngày điều trị hiếm muộn) có thể xem là những giải pháp khuyến sinh nhằm đảm bảo “mối cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con” như thông điệp chính sách dân số tại các tỉnh thành trên.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin