Diễn giả truyền động lực Elizabeth Gilbert chia sẻ: “Bạn có thể đo lường hạnh phúc của một cuộc hôn nhân bằng số cuộc cãi vã hoặc xảy ra xung đột với nhau. Đây có thể là một nghịch lý nhưng đó là sự thật để giúp các cặp vợ chồng được hiểu và gần gũi nhiều hơn”.
Theo Bright Side, một số nghiên cứu mới đây của Mỹ chỉ ra rằng 45% các cặp vợ chồng tin việc xung đột hay xảy ra cãi vã với nhau nhiều hơn 1 lần/tuần sẽ giúp họ giữ được mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc trong một thời gian dài.
Trên thực tế, những cặp đôi thường xuyên có những mâu thuẫn, không cùng quan điểm sống với nhau luôn hòa thuận, có nhiều khả năng ở bên nhau hơn, mặc dù giữa họ có những hiểu lầm nhỏ, nhưng họ biết rằng tình yêu của hai người luôn xuất phát từ chính sự chân thành và lòng bao dung dành cho nhau.
Các cặp vợ chồng thường xuyên cãi nhau sẽ có hôn nhân bền vững
Các nhà nghiên cứu cho biết, sai lầm lớn nhất mà các cặp vợ chồng thường mắc phải là việc tránh né trong các cuộc xung đột. Thường mỗi khi cảm thấy không ổn chúng ta thường chọn việc không nói gì hoặc im lặng. Và việc thiếu giao tiếp giữa hai người trở thành lý do phổ biến nhất dẫn đến việc kết thúc hoặc tệ hơn là “đường ai nấy đi”.
Những nhà tâm lý học tin rằng có 7 yếu tố chính tạo nên một mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc, và tranh luận là một trong số đó.
Trên thực tế, nếu một cặp đôi không bao giờ tranh cãi, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy có điều không ổn, thậm chí rạn nứt trong một mối quan hệ.
Việc tranh luận giúp các cặp vợ chồng xem xét lại các giá trị và cảm xúc của họ bằng cách giải quyết, thảo luận về những điều quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, lập luận của bạn phải lành mạnh và không mang tính gây hấn, khó chịu, luôn cố gắng nêu quan điểm của bạn mà không thay đổi cách xưng hô hoặc tỏ thái độ khó chịu.
Để tạo niềm tin trong mối quan hệ của bạn, bạn không nên giữ im lặng. Ngược lại, bạn cần phải tiếp cận nửa kia với một tinh thần cởi mở, chịu trách nhiệm về hành động của bạn và lắng nghe nhau một cách cẩn thận.
Vì tranh luận là một trong những hình thức giao tiếp quan trọng và trung thực nhất, giúp thúc đẩy cảm giác thân mật, tin tưởng và kết nối, và dạy cho cả hai cách giao tiếp với nhau hiệu quả hơn.
Tác giả có sách bán chạy nhất và là diễn giả truyền động lực Elizabeth Gilbert chia sẻ: “Bạn có thể đo lường hạnh phúc của một cuộc hôn nhân bằng số những cuộc cãi vã hoặc xảy ra xung đột với nhau. Đây có thể là một nghịch lý nhưng đó là sự thật để giúp các cặp vợ chồng được hiểu và gần gũi nhiều hơn”.
Vì sao những cặp vợ chồng hay cãi nhau lại yêu nhau nhiều hơn?
Những bất đồng trong một mối quan hệ là điều hiển nhiên trong cuộc sống và có thể chỉ ra rằng cả hai đều có những quan điểm cùng niềm tin khác biệt.
Tránh tranh luận có thể tạo ra căng thẳng và rút lui, vì đối tác có thể ngần ngại bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình để tránh gây hại. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu gắn kết và tin tưởng vào mối quan hệ.
Tiến sĩ Stephanie Sarkis, một nhà trị liệu tâm lý tại Mỹ cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy một cặp vợ chồng hạnh phúc nào mà không tranh cãi. Tuy nhiên, họ không bao giờ đến mức sẽ tức giận đến mức dùng vũ lực mà họ sẽ tranh luận. Sẽ có gì đó không ổn nếu một cặp vợ chồng đến văn phòng của tôi và nói với tôi rằng họ chưa bao giờ cãi nhau.
Bạn có thể tranh luận mà không cần dùng bạo lực. Tranh luận là không gây chiến với người bạn đời của mình mà nêu quan điểm, ý kiến của bản thân mà không gọi tên hoặc lên giọng. Đôi khi bạn sẽ đồng ý hoặc không đồng ý nhưng điều đó không sao cả.”
Theo bà Sarkis, những cặp vợ chồng yêu thương và hạnh phúc sẽ biết lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, ngay cả khi đang có cuộc tranh cãi. Đó chính là nghệ thuật tranh luận mà ai cũng nên nắm vững để giữ được các mối quan hệ trở nên lành mạnh.
Dưới đây là 5 quy tắc mà các chuyên gia đưa ra nhằm giải quyết những bất đồng trong một mối quan hệ mà bạn có thể tham khảo:
– Đừng khăng khăng mình luôn đúng.
– Cho phép người bạn đời của bạn nói xong trước khi trả lời.
– Giữ chủ đề và tránh đi lạc khỏi chủ đề.
– Tiếp cận cuộc trò chuyện với thái độ tôn trọng, lòng vị tha và thái độ yêu thương.
– Thiết lập các ranh giới, chẳng hạn như không la hét với nhau hoặc tạm dừng khi mọi thứ trở nên quá căng thẳng.