Ăn tối sớm còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn chặn đau tim, tiểu đường…
Khi nói đến việc duy trì một lối sống lành mạnh, thời điểm các bữa ăn của chúng ta đóng một vai trò quan trọng. Thói quen ăn tối sớm hơn là yếu tố giúp thay đổi sức khỏe chúng ta theo hướng tốt dần lên.
Theo huấn luyện viên (HLV) Trần Bích Hạnh (làm việc tại Hà Nội), một trong những lợi ích lớn nhất của việc ăn tối là giảm cân. Khi ăn tối sớm, thường là trước 7 giờ tối, sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để ăn bữa tiếp theo vào sáng hôm sau. Điều này giúp giảm mỡ vì cơ thể sử dụng chất béo để tạo năng lượng khi ngủ.
Chưa kể, ăn tối sớm giúp tiêu hóa tốt hơn, tạo tiền đề giảm cân nhanh hơn. Nếu ăn muộn, bạn không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, khó tránh chuyện tăng cân.
Nếu bạn là người hay ăn khuya thì đã đến lúc cần thay đổi thói quen này. Ngoài tránh tăng cân, dưới đây là những lý do vì sao bạn nên ăn tối sớm:
1. Cải thiện đường tiêu hóa
Ăn tối sớm giúp cơ thể bạn có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn trước khi đi ngủ. Điều này ngăn ngừa các vấn đề như trào ngược axit và khó tiêu, thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa tổng thể tốt hơn.
2. Kiểm soát cân nặng
Ăn tối sớm giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian để đốt cháy calo và tiêu hóa thức ăn trước khi ngủ. Điều này giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách ngăn ngừa ăn vặt vào đêm khuya, giảm khả năng tích trữ calo dư thừa dưới dạng chất béo.
3. Ngủ ngon hơn
Nghiên cứu cho thấy, ăn tối sớm có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Khi bạn ăn khuya, cơ thể bận tiêu hóa thức ăn thay vì chuẩn bị cho giấc ngủ. Bằng cách kết thúc bữa tối sớm, bạn cho phép cơ thể tập trung vào việc nghỉ ngơi và trẻ hóa trong đêm.
Ngược lại, ăn khuya thường xuyên gây khó tiêu, làm rối loạn giấc ngủ. Kết quả là, bạn sẽ thức dậy thường xuyên, bị rối loạn giấc ngủ và cũng già nhanh hơn.
4. Tăng cường trao đổi chất
Ăn sớm hơn vào buổi tối có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ calo sớm hơn trong ngày làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, giúp đốt cháy nhiều calo hơn trong suốt cả ngày.
5. Tăng mức năng lượng
Khi ăn tối sớm, cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến tăng mức năng lượng. Nguyên nhân là do cơ thể bạn chuyển đổi hiệu quả các chất dinh dưỡng thành nhiên liệu.
6. Ổn định lượng đường trong máu
Ăn một bữa tối sớm có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Khi bạn ăn một bữa gần giờ đi ngủ, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến, dẫn đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bằng cách ăn tối sớm, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường.
7. Kiểm soát khẩu phần ăn tốt hơn
Ăn tối sớm giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn. Khi ăn tối muộn hơn, bạn có thể sẽ ăn quá nhiều do đói và mệt mỏi. Ăn tối sớm cho phép bạn chú ý hơn đến khẩu phần ăn của mình và đưa ra lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.
8. Giảm nguy cơ đau tim
Các nghiên cứu cho thấy, huyết áp giảm gần 10% khi ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi. Khi chúng ta thức dậy, huyết áp bắt đầu tăng lên. Ăn tối muộn ảnh hưởng xấu đến huyết áp. Khi huyết áp vẫn cao hơn, nguy cơ đau tim sẽ tăng lên.
9. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ăn tối muộn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Đây là bệnh xuất hiện khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách chính xác và hiệu quả.
10. Giảm trào ngược dạ dày
Ăn tối muộn thường gây ợ nóng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Thông thường, bạn có thể cảm thấy nóng rát ở ngực do đầy hơi.
Vì những lý do này, HLV Trần Bích Hạnh khuyên mọi người nên ăn tối sớm, tốt nhất là trước 7 giờ tối. Nếu không, bạn cũng cần đảm bảo ăn trước khi đi ngủ 2-3 giờ.