Con đường chạm ngưỡng thành công của bạn sẽ dễ dàng hơn nếu có những đặc điểm này. Còn nếu chưa có, hãy rèn luyện!
Vào năm 1995, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bộ não và hành vi Daniel Goleman đã chỉ ra rằng, chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt còn chỉ số cảm xúc EQ chiếm đến 75%. Người sở hữu EQ cao có năng lực xã hội mạnh mẽ, có khả năng bứt phá mọi giới hạn của bản thân, phát triển sự nghiệp, từ đó trở thành “thỏi nam châm” thu hút thuận lợi về công việc, tiều tài. Họ là những người trung thực, nhân ái, vui vẻ, không dễ rơi vào trạng thái sợ hãi hay buồn bã.
Trí tuệ cảm xúc cao đều đến từ những thói quen, đặc điểm tốt. Nếu chúng ta rèn luyện những thói quen này trong cuộc sống thì EQ sẽ ngày càng cao hơn.
Ảnh minh họa.
Biết lắng nghe
Những người có trí tuệ cảm xúc cao đều biết cách lắng nghe. Trong cuộc sống, nếu bạn được xem bạn tâm giao của người khác, đó là vì bạn đã cẩn thận lắng nghe tâm sự của người xung quanh. Người có EQ cao là người không nói về mình, mà là lắng nghe người khác nói với mình.
Người biết cách lắng nghe sẽ có nhiều bạn bè hơn. Bởi vì mọi người đều mong muốn được chú ý đến, khi bạn lắng nghe, bạn đang bước vào thế giới tinh thần của đối phương, điều này có thể khiến bạn vô hình thực sự bước vào người khác. Lắng nghe là khởi đầu để ta thực sự thấu hiểu người khác, là nhịp cầu nối kết tình bạn, cũng là tiền đề để ta học cách quan tâm.
Những người biết cách lắng nghe thực sự là người lắng nghe trong im lặng, không dễ dàng ngắt lời hoặc bình luận, mà học cách cảm nhận tâm trạng của người khác từ trái tim và sử dụng ngôn ngữ để dẫn dắt người khác thoát khỏi cảm xúc đau khổ cho đến khi chữa lành được đối phương.
Biết kiềm chế cảm xúc
Thói quen thứ hai của người có trí tuệ cảm xúc cao là biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Họ không dễ mất bình tĩnh. Đây là chìa khóa để họ có khả năng chiếm được lòng tin của người khác.
Có lẽ mỗi người trưởng thành nên nhớ rằng chúng ta không nên làm nô lệ cho cảm xúc của mình, đừng để mọi hành động phục tùng cảm xúc mà nên kiểm soát đến lượt cảm xúc của mình. Cho dù tình hình có tồi tệ đến đâu, bạn nên cố gắng kiềm chế cảm xúc và giải quyết bằng lý trí.
Trong tâm lý học có một hiệu ứng đá mèo, nhấn mạnh rằng những người không thể kiểm soát cảm xúc của mình thường gây ra một vòng luẩn quẩn, bởi vì một số việc nhỏ dẫn đến nhiều thảm họa trong cuộc sống. Khi tâm trạng không tốt, bạn không chỉ gây hại cho bản thân mà còn cho cả những người xung quanh. Vì vậy, học cách kiểm soát cảm xúc, đây là chìa khóa cho hạnh phúc của chúng ta.
Ảnh minh họa.
Biết buông bỏ, khoan dung
Tại sao những người có EQ lại rất hạnh phúc? Bởi họ bao dung và biết buông bỏ. Có người ấm ức chịu đựng nhưng không thể buông bỏ, còn có người bị sợ hãi trói buộc, không đặt lên được, cũng không buông xuống được. Những người có EQ cao biết cách tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác. Họ rất rộng lượng, không so đo tính toán.
Làm việc có giới hạn
Đặc điểm thứ tư của trí tuệ cảm xúc cao là làm việc một cách có ranh giới, giới hạn. Cho dù đó là con cái hay người thân trong gia đình, vì ý thức yếu kém về ranh giới, đó là gốc rễ của nhiều xung đột gia đình. Ví dụ, mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu mà hầu hết mọi người sẽ gặp phải là do con trai đã lớn, và nhiều mẹ chồng can thiệp quá nhiều vào gia đình của những người trẻ tuổi, dẫn đến nhiều vấn đề.
Đối với mâu thuẫn với con cái, nhiều bậc cha mẹ mặc nhiên cho rằng mình hoàn toàn có quyền xem mọi thông tin của con, nhưng đây lại là thiếu tôn trọng con. Một sự thật mà ta cần hiểu là mọi người đều là một cá nhân độc lập, cho dù họ là người thân hay bạn bè của bạn, tất cả chúng ta đều cần ý thức về ranh giới để giành được sự chấp thuận từ trái tim của người khác.
Ảnh minh họa
Biết cách từ chối
Thói quen thứ năm của những người có trí tuệ cảm xúc thực sự cao là biết cách từ chối người khác một cách phù hợp, khéo léo. Từ chối người khác một cách khéo là chìa khóa để không mắc lỗi với bản thân cũng là cách gìn giữ các mối quan hệ. Nói không là một trong những nghệ thuật khó nhất. Chỉ những người biết từ chối điều gì đó đúng lúc mới có thể sống tự do và tự trọng. Nếu không muốn làm hoặc không thể làm được, bạn nên từ chối, điều này không chỉ tốt cho bản thân bạn mà còn tốt cho đối phương.
Những người có EQ thực sự cao biết cách tôn trọng bản thân và người khác, đó là chìa khóa để nhận được sự tin tưởng và giúp đỡ từ người xung quanh. Và nếu chúng ta muốn trở thành người có chỉ số EQ cao, hãy bắt đầu bằng việc học 5 thói quen này.