“Nhắm mắt đứng một chân” đang trở thành trào lưu ở Việt Nam, song đã có từ lâu ở Mỹ, Nhật, Anh… với nhiều cơ sở khoa học thuyết phục cùng hướng dẫn đứng chuẩn.
“Nhắm mắt đứng một chân” đang trở thành trào lưu khắp các mạng xã hội từ facebook đến tiktok… Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, giới trẻ đến người cao tuổi đều thực hiện thử thách này và nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ từ cộng đồng mạng. Trước đó, thử thách từng thu hút hơn 2.000 nam giới tuổi 50+ tham gia nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng Đột quỵ hai năm trở lại đây.
Theo thử thách, nếu giữ thăng bằng không tới 20 giây sẽ tiềm ẩn nguy cơ đột quy. Anh Minh Tú (42 tuổi) cảm thấy nhẹ nhõm sau khi có thể đạt thành tích đứng 53 giây. Song rất nhiều người giật mình lo lắng khi bản thân thực hiện tới lui, năm lần bảy lượt… vẫn chỉ trụ vững vài giây. Một số khác đứng được lâu, song kết quả lại “ảo” do thực hiện sai cách, giảm độ khó của phép thử.
Trào lưu này bắt đầu từ đâu?
Trào lưu “Nhắm mắt đứng một chân” mới nở rộ ở Việt Nam, song đã có từ lâu ở Mỹ, Nhật, Anh… với nhiều cơ sở khoa học thuyết phục cùng hướng dẫn đứng chuẩn. Thử thách “One Leg Challenge” còn được Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo như một phép thử nguy cơ đột quỵ hữu hiệu mà không tốn kém.
Nhật Bản: Gốc rễ thử thách xuất phát từ nghiên cứu trên 1.387 người (tuổi trung bình 67) của Đại học Y khoa Kyoto. Kết quả cho thấy, có đến 95,8% không đứng được 20 giây. Chụp cộng hưởng từ não bộ nhóm thử thách thất bại này cho thấy, có đến 50,5% người tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não và 45,3% chảy máu ít trong não.
Thử thách phản ánh bất thường ở não và đột quỵ “thầm lặng”, báo hiệu hệ mạch thần kinh có thể đang trục trặc
Tiến sĩ Yasuharu Tabara cho biết thử thách phản ánh bất thường ở não và đột quỵ “thầm lặng”. Sự phối hợp tay và chân được kiểm soát bởi mạng lưới thần kinh phức tạp nằm sâu trong não, nếu không đứng được 20 giây báo hiệu hệ mạch thần kinh có thể đang trục trặc.
Anh Quốc: Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh cũng thực hiện khảo sát quốc gia trên 2.766 người ở tuổi 53. Các nhà nghiên cứu yêu cầu họ thực hiện 3 bài kiểm tra đơn giản, gồm cả thử nghiệm “Nhắm mắt đứng một chân” này. 13 năm sau, các nhà nghiên cứu quay trở lại thấy 177 người đã mất: 88 do ung thư, 47 do đột quỵ và 42 do nguyên nhân khác.
Trong 3 thử nghiệm, “Nhắm mắt đứng một chân” cho kết quả dự đoán nguy cơ tử vong chính xác nhất. Những người chỉ đứng được 2 giây, có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần trong 13 năm tiếp theo, so với người có thể giữ thăng bằng được 10 giây trở lên.
Bạn đã thực hiện đúng cách?
Bác sĩ Michael Mosley (Anh) là người hưởng ứng tích cực thử thách này suốt nhiều năm qua, đưa nó lên cả truyền hình. Ông hướng dẫn cách đứng đứng là phải cởi giày, đặt tay lên hông và đứng trên một chân, sau đó nhắm mắt lại. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn di chuyển bàn chân trụ hoặc khi phải đặt chân còn lại xuống sàn nhà để khỏi ngã.
Để đo chính xác, hãy thực hiện ba lần và chia thời gian trung bình. Nếu đứng ít hơn 20 giây, mà nguyên nhân không do các yếu tố vật lý (đau chân, đau gối) thì bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ Michael cũng lưu ý, đứng một chân với mắt nhắm lại, sẽ khó hơn khi mắt mở. Nhiều người có thể xoay sở trên 30 giây nếu họ không nhắm mắt, rồi nhầm tưởng thử thách thành công và cho rằng sức khỏe ổn định. Do vậy, hãy chú ý cách đứng để có thể đánh giá khách quan sức khỏe não bộ.
Đứng một chân trong trạng thái nhắm mắt sẽ khó hơn so với khi mở mắt
Nếu việc giữ thăng bằng không tốt như bạn kỳ vọng, đừng quá rối! Người tuổi 50+ nên tranh thủ lúc rảnh rỗi để luyện tập bài kiểm tra này tại nhà để cải thiện dần kết quả. Bác sĩ Michael thường chọn 2 phút lúc đánh răng để luyện tập: Đứng trên chân trái 30 giây, mở mắt, đổi qua chân phải 30 giây, làm mỗi chân 2 lần, mỗi sáng và tối.
Đột quỵ xảy ra nhiều nhất ở người cao tuổi, mắc tiểu đường hoặc tăng huyết áp, lạm dụng rượu bia và thuốc lá… Người có nguy cơ cao như vậy nên bổ sung thêm các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Tại Nhật Bản, nơi nghiên cứu về bài “đứng một chân”, quốc gia này thậm chí còn phát minh ra loại enzym nattokinase phòng đột quỵ khiến cả thế giới ngưỡng mộ và tin dùng.
TPBVSK viên nang “NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice – Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông – Nguyên liệu Nhật Bản”, giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.
NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.
Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2097/2020/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.