Nhiều người nghĩ về khoai lang như một loại thực phẩm giúp thay đổi khẩu vị trong bữa ăn chính hoặc là món ăn nhẹ giữa mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, loại rau củ luôn bị đánh giá thấp này là một nguồn cung cấp dưỡng chất quý giá.
Trong số đó có thể kể đến chất chống oxy hóa, chống viêm hay thậm chí là các hợp chất chống ung thư .
1. Giàu chất chống oxy hóa
Khoai lang rất đa dạng về chủng loại như ruột cam, ruột trắng, ruột vàng, nâu, đỏ, hồng và tím. Từng màu sắc khác nhau mang lại giá trị dinh dưỡng khác nhau. Khoai lang ruột tím được cho là giàu hàm lượng chất chống oxy hóa và chống viêm. Khi các chất này đi vào cơ thể sẽ cân bằng các gốc tự do – hóa chất gây lão hóa và tổn thương tế bào.
2. Hàm lượng cao Vitamin A
Chỉ cần một củ khoai lang nướng là có thể cung cấp cho cơ thể 400% lượng vitamin A cần thiết không những giúp giữ cho đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh mà còn giúp tránh xa bệnh tật.
3. Tăng cường Beta-Carotene – tiền chất của Vitamin A
Khoai lang ruột cam đậm có chứa một lượng lớn beta-carotene, một hợp chất được cơ thể chuyển hóa thành Vitamin A có khả năng chống lại các tác nhân oxy hóa, và được cho là có thể chống lại bệnh tật bao gồm một số loại ung thư nhất định cũng như các bệnh về thị giác.
4. Vừa dễ chế biến lại vừa tốt cho sức khỏe
Cách chế biến khoai lang có thể tạo sự khác biệt lớn trong dinh dưỡng mà bạn nhận được từ món ăn. Một nghiên cứu tiết lộ nướng khoai lang là cách tốt nhất và đơn giản nhất để duy trì hàm lượng carotenoids như beta-carotene có trong thức ăn.
5. Các hợp chất chống ung thư
Các nhà khoa học tìm thấy trong tất cả các chủng loại khoai lang có một loại protein đặc biệt được gọi là chất ức chế protease – hợp chất ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
6. Các Vitamin và Khoáng chất
Khoai lang rất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra nồng độ kali cao giúp kiểm soát huyết áp, trong khi đó hàm lượng canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe.
Ngoài ra Vitamin C trong khoai lang còn giúp vết thương mau lành, sản xuất collagen giúp duy trì sự đàn hồi của da, và là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể đối phó với sự căng thẳng.
7. Đảm bảo lượng đường trong máu
Trong khi khoai tây chiên được xếp hạng cao về chỉ số đường huyết, chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết trong cơ thể sau khi ăn, thì khoai lang được đánh giá thấp hơn. Chúng cũng giàu chất xơ – khoảng 5 gram trong một khẩu phần 3/4 cốc – giúp hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại và do đó giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.
8. Giàu chất xơ
Khoai lang là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang cố gắng giảm cân vì hàm lượng chất xơ dồi dào trong chúng. Bạn có thể nướng khoai lang luôn vỏ hoặc nghiền, hầm khoai lang ăn kèm với món chính. Tuy khoai lang và khoai tây đều không chứa chất béo nhưng khoai lang có ít calo và carb hơn.
9. Lượng sắt dồi dào
Khoai lang là một nguồn cung cấp chất sắt tự nhiên. Điều này khiến chúng trở thành nguyên liệu nấu ăn chính dành do các tín đồ ăn chay.
Nguyên do là vì, tuy thịt giàu chất sắt heme và dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn so với chất sắc phi-heme chứa trong trái cây, rau xanh và các loại hạt, nhưng nếu bạn tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao như khoai lang, cơ thể bạn có thể hấp thụ chất sắt phi-heme tốt hơn.
Bạn nên chọn khoai lang cầm chắc tay và không có vết nứt, vết thâm hoặc các đốm mềm. Không nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh vì nhiệt độ lạnh có thể làm thay đổi hương vị của chúng mà thay vào đó, bạn nên để bảo quản khoai lang trong túi giấy có các lỗ khí và để nơi khô thoáng.
*Theo Webmd