Trong thời đại 4.0, nguồn nhân lực trong hầu hết các ngành nghề đều phải bắt kịp các xu hướng công nghệ. Đặc biệt, với một nghề ứng dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy như nghề tài chính ngân hàng, việc rèn luyện và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới là điều rất đáng để lưu tâm.
-
Mỗi người đều có sự nghiệp, sở trường, sở thích khác nhau, do vậy việc định hướng cho mình một lộ trình nghề nghiệp đúng đắn là rất quan trọng.Tại: Không phải quản lý, đây mới là vị trí “việc nhẹ lương cao” trong ngân hàng
-
Nhiều ngân hàng TMCP Tư nhân của Việt Nam vào thời điểm hiện tại đã và đang có quy trình tuyển dụng rất minh bạch và rõ ràng. Chính vì vậy, cơ hội thăng tiến trong ngân hàng sẽ trở nên công bằng và rộng mở hơn hơn với tất cả mọi người.Tại: Không phải con ông cháu cha, lộ trình thăng tiến của nhân viên ngân hàng khó rộng mở?
Với kinh nghiệm gần 20 năm làm công tác nhân sự trong ngành tài chính ngân hàng, Ông Vũ Việt Dũng (Chủ tịch KeyPerson) đã chia sẻ những năng lực mà nhân viên ngân hàng cần trang bị trong kỷ nguyên số.
Năng lực truyền thống
Thông thường trong ngân hàng sẽ có rất nhiều vị trí, chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công việc này sẽ yêu cầu một số kiến thức và kỹ năng quan trọng dưới đây.
Kiến thức về tài chính ngân hàng : Là một ngành nghề yêu cầu kiến thức chuyên môn cao, những công việc trong ngân hàng luôn đòi hỏi người ứng tuyển phải có những kiến thức về tài chính ngân hàng, đầu óc logic và khả năng xử ý số liệu tốt. Làm việc tại ngân hàng có nghĩa là người ứng tuyển luôn phải làm việc với những con số, do đó khả năng nhanh nhẹn xử lý số liệu luôn là ưu tiên hàng đầu.
Một thống kê nhanh cho thấy những banker có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ tài chính ngân hàng sẽ có sự thăng tiến và thu nhập tốt hơn trong ngành. Đó là lý do tại sao rất nhiều người làm trong ngành tài chính, ngân hàng có xu hướng học thêm bằng 2 hoặc cao học.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình : Là ngành nghề thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhiều đối tác, khách hàng, hầu hết các nhân viên ngân hàng cần kỹ năng giao tiếp tốt và chuyên nghiệp. Đây chính là cầu nối giúp công việc được diễn ra trôi chảy và hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp được tích lũy thông qua việc đào tạo cũng như quá trình tiếp xúc khách hàng của các banker.
Môi trường ngân hàng là một trong những môi trường nhân viên thường xuyên phải trình bày kế hoạch, chiến lược cho đối tác, cấp trên và khách hàng. Để truyền tải được những thông tin này một cách hiệu quả, thu hút, cán bộ nhân viên trong ngân hàng cần phải rèn luyện kĩ năng và phong thái khi thuyết trình trước đám đông. Với ảnh hưởng cửa giáo dục kiểu cũ, nhiều banker chưa tự tin khi thuyết trình, chưa biết chuẩn bị một bản tài liệu sao cho hấp dẫn người nghe.Tuy nhiên, đây là một kĩ năng mà mỗi người có thể luyện tập và hoàn thiện được.
Kỹ năng giải quyết vấn đề : Khi gặp các tình huống bất ngờ, các banker cần phải biết cách xử lý làm sao để không khiến các khách hàng mất lòng lại vừa tạo được ấn tượng tốt với họ. Không chỉ các vị trí kinh doanh mới cần đến kỹ năng này mà đây là kỹ năng cần thiết cho mọi vị trí trong ngân hàng. Năng lực giải quyết vấn đề càng ở vị trí cao càng được coi trọng.
Kỹ năng tin học văn phòng: Ngày nay, nhân viên trong hầu hết các ngành nghề kĩ năng cao đều phải sử dụng các thiết bị máy tính, tin học văn phòng. Nhân viên ngân hàng cũng không ngoại lệ. Họ cần phải thành thạo những kĩ năng tin học cơ bản như: Word, Excel, PPT hay những phần mềm phục vụ công việc hàng ngày… Đây là những kĩ năng sẽ bổ trợ cho họ rất nhiều khi làm việc trong môi trường này, giúp họ giải quyết công việc hiệu quả, dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Những năng lực cần có của banker 4.0
Ngoài những năng lực truyền thống kể trên, trong thời đại thông tin và dữ liệu là một trong những tài sản quan trong nhất của mọi doanh nghiệp, nhân viên ngân hàng cần bổ sung rất nhiều những kiến thức, kỹ năng mới, chủ yếu liên quan đến công nghệ thông tin.
Kiến thức về Fintech, Digital Banking: Sự bùng nổ của các công ty tài chính công nghệ, các ngân hàng số đã thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính ngân hàng nói chung, giúp cho người dân tiếp cận tới các dịch vụ tài chính ngân hàng ngày một dễ dàng hơn.
Nếu như trước đây, với tác vụ đơn giải nhất là mở tài khoản ngân hàng, khách hàng phải đến ngân hàng mở thì hiện nay khách hàng chỉ cần ở nhà và thực hiện mở tài khoản qua ứng dụng ngân hàng. Vì vậy, các banker cũng phải cập nhật kiến thức nền tảng về Fintech, Digital Banking để biết và áp dụng cho công việc của mình được tốt hơn.
Kỹ năng sử dụng email, chat, họp online: Không chỉ cần biết sử dụng những thiết bị công nghệ thông tin, nhân viên ngân hàng cần phải biết sử dụng những thiết bị này sao cho hiệu quả, văn minh và chuyên nghiệp.
Cho ví dụ, email là một trong những côn cụ giao tiếp không thể thiếu trong môi trường ngân hàng. Tuy vậy, cách thức viết một email như thế nào, tiêu đề và chữ ký ra sao là chuẩn chỉ, cần gửi thông tin đính kèm đến những ai, cần cài đặt thông tin và thời gian như thế nào để có thể theo dõi tình trạng thư một cách hiệu quả… là những điều không phải ai cũng biết khi lần đầu tiên sử dụng.
Tương tự, nhân viên ngân hàng cũng cần chú ý xây dựng những quy tắc khi nhắn tin, chat với khách hàng, hay quy tắc ứng xử khi họp online (hiện nay khá phổ thông sau đại dịch COVID-19)…. để những ứng dụng này không chỉ là những phương tiện giao tiếp thông thường mà được nâng tầm lên thành những công cụ làm việc hiện đại, hiệu quả.
Kỹ năng phân tích dữ liệu : Trong thời đại này, ai nắm được thông tin, người đó là kẻ mạnh. Nhưng không nhiều người chú ý rằng, kẻ nắm bắt được và phân tích được dữ liệu, thông tin để ra quyết định hợp lý còn quan trọng hơn.
Thành thạo phân tích dữ liệu đang trở thành một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những cán bộ thuộc khối back office hiện đang làm các công việc liên quan tới số liệu, báo cáo, phân tích kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính.
Đối với những cán bộ quan hệ khách hàng hay quản lý đơn vị thì việc phân tích dữ liệu tốt sẽ giúp họ ra được các quyết định có độ chính xác cao, biết cách tập trung kinh doanh vào đối tượng khách nào nào thay vì việc ra quyết định dựa trên kinh nghiệm như trước đây.
Kỹ năng truyền thông mạng xã hội: Thêm vào đó, truyền thông mạng xã hội cũng là một nhu cầu lớn đối với các ngân hàng trong thời điểm hiện nay. Chúng ta không thấy lạ khi hiện này hầu hết các ngân hàng đến tận các chi nhánh, phòng giao dịch đều có các kênh mạng xã hội riêng (như facebook, tiktok, instagram)… hay các cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngân hàng thường xuyên đưa thông tin. Nhữngchiến dịch tuyển dụng, marketing, giải trình thông tin… đều được các ngân hàng tận dụng trên các nền tảng thông tin mạng xã hội.
Thái độ sẵn sàng thay đổi và học tập suốt đời : đây là một năng lực đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định một banker có thể tiếp tục phát triển được hay không trong thời đại 4.0. Sẵn sàng ở đây là một thái độ tích cực cho những gì đang và sẽ diễn ra trong tương lai (như thay đổi công nghệ, tối ưu nhân sự…) cũng như học tập suốt đời là việc luôn cập nhật những kiến thức mới thông qua học các trường lớp chính quy và tự học thông qua internet, sách báo.
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện tại, banker không thể áp dụng câu “nhất nghệ tinh nhất thân vinh” (chỉ cần giỏi về tài chính ngân hàng) mà cần áp dụng câu “đa nghệ tinh, nhất thân vinh” (giỏi cả về các năng lực như đã nêu ở trên) mới có thể thích ứng và sẵn sàng phát triển cùng thời đại