TBCKVN – Vàng là một phương tiện quy đổi để giữ giá trị tiền tệ khá phổ biến trong dân từ xưa đến nay do nhiều ưu điểm như dễ tích trữ, không bị giảm giá trị theo thời gian… Vậy có thể dùng vàng để vay thế chấp hay không? Pháp luật quy định về vay thế chấp bằng vàng như thế nào?
Nên gửi tiết kiệm hay mua vàng khi có 10 triệu đồng? |
|
Nên đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm ngân hàng thời điểm này? |
|
Giá vàng tăng cao, có nên đầu tư vào thời điểm này? |
Theo điều 5 – 6, Quyết định 217/QĐ-NH1 quy định về tài sản thế chấp và tài sản cầm cố khi vay tiền tín chấp như sau:
Điều 5. Tài sản dùng để thế chấp:
5.1. Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các Tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:
a) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng.
b) Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
c) Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay…
d) Tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
5.2. Quyền sử dụng đất theo pháp luật về đất đai quy định.
5.3. Hoa lợi, lợi tức, các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp hay không là do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Pháp luật quy định về vay thế chấp bằng vàng?. Ảnh minh họa |
Điều 6. Tài sản dùng để cầm cố:
6.1. Tài sản dùng để cầm cố vay vốn các Tổ chức tín dụng là các động sản có giá trị, chuyển nhượng hoặc mua, bán được dễ dàng bao gồm: phương tiện vận tải, phương tiện đi lại, công cụ lao động, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh, vật tư hàng hoá; phương tiện sinh hoạt cho tập thể, cá nhân và các động sản khác.
6.2. Giấy tờ trị giá được bằng tiền đang còn thời hạn hiệu lực thanh toán như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; trái phiếu do các doanh nghiệp, Ngân hàng hoặc Chính phủ phát hành và các giấy tờ trị giá được bằng tiền khác.
6.3. Các vật quý bằng vàng, đá quý và đồ trang sức bằng vàng, đá quý.
6.4. Đối với các động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố.
6.5. Các tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, vàng chỉ là tài sản để cầm cố, chứ không được tính là tài sản thế chấp. Chính vì vậy về nguyên tắc, bạn sẽ không thể vay thế chấp bằng vàng. Một số các tổ chức tài chính mặc dù bảo rằng có dịch vụ cho vay thế chấp bằng vàng nhưng thực chất đó là cầm cố để huy động vàng nhàn rỗi. Vậy khi cần gấp nguồn tài chính và có tài sản như vàng thì nên huy động ra sao để có lợi?