Phát hiện cục máu đông trong cơ thể: 6 dấu hiệu vàng giúp bạn nhận ra ngay!

Hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này để loại trừ nguy cơ hình thành cục máu đông.

TIN MỚI

Hầu hết các cục máu đông đem lại lợi ích cho cơ thể như khi bị thương, bạn sẽ cần đông máu để cầm máu. Tuy nhiên, nếu hình thành ở những nơi không cần thiết, chúng có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm.

Luis Navarro, chuyên gia y khoa kiêm người sáng lập Trung tâm Điều trị Tĩnh mạch ở New York cho biết: “Khi cục máu đông hình thành sâu trong tĩnh mạch, gần với cơ, chúng có thể gây đau đớn và rất nguy hiểm. Hiện tượng này còn được gọi là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Nói cách khác, cục máu đông trở thành vật cản trở lưu thông máu, gây tắc nghẽn mạch máu và hạn chế máu vận chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể”.

Mọi thứ còn trở nên nghiêm trọng hơn nếu chúng di chuyển khỏi vị trí ban đầu và đi vào phổi, dẫn tới hiện tượng thuyên tắc phổi. Cục máu đông ngăn cản các cơ quan quan trọng ở đây nhận được oxy và máu cần thiết để hoạt động. Theo thời gian, chúng phá hủy phổi và các cơ quan khác, thậm chí có thể gây tử vong.

Phát hiện cục máu đông trong cơ thể: 6 dấu hiệu vàng giúp bạn nhận ra ngay! - Ảnh 1.

Khi cục máu đông biến thành DVT, di chuyển vào sâu trong cơ thể, chúng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Một số người dễ mắc DVT hơn những người khác nên nhận biết các triệu chứng của cục máu đông là rất điều quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này có thể giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời:

Sưng chân tay

Sưng chân tay là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của DVT. Chuyên gia Navarro giải thích: “Cục máu đông ngăn chặn quá trình lưu thông máu ở chân hoặc tay nên máu có thể đọng lại, gây sưng tấy”.

Do đó, bạn hãy theo dõi nếu hiện tượng này xuất hiện đột ngột, đặc biệt là chỉ xảy ra ở một bên chân.

Đau chân hoặc cánh tay

Phát hiện cục máu đông trong cơ thể: 6 dấu hiệu vàng giúp bạn nhận ra ngay! - Ảnh 2.

Theo một nghiên cứu vào năm 2012 đăng trên Tạp chí American Family Physician, 60% người trưởng thành nói rằng họ từng bị chuột rút ở chân vào ban đêm.

Thông thường, cơn đau do DVT gây ra sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như sưng hoặc đỏ. Theo chuyên gia Navarro: “Cục máu đông có thể dẫn tới những cơn đau dễ bị nhầm lẫn với chuột rút hoặc căng cơ. Đây là lý do tại sao vấn đề này thường không được phát hiện kịp thời và trở nên đặc biệt nguy hiểm”.

Cơn đau có xu hướng xuất hiện khi bạn đang đi bộ hoặc gập bàn chân. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, căng cơ, đặc biệt là ở gần vùng da đỏ hoặc đổi màu, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Mẩn đỏ trên da

Bầm tím là một dạng của cục máu đông và mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy. Rất nhiều người nhầm tưởng tình trạng này là biểu hiện của DVT. Trên thực tế, cục máu đông ở sâu trong tĩnh mạch sẽ gây mẩn đỏ ở khu vực tay chân chịu ảnh hưởng, khiến cánh tay hoặc chân cảm thấy ấm khi chạm vào.

Tức ngực

Phát hiện cục máu đông trong cơ thể: 6 dấu hiệu vàng giúp bạn nhận ra ngay! - Ảnh 3.

Tức ngực thường khiến mọi người nghĩ tới đau tim dù thực chất đây cũng có thể là dấu hiệu của thuyên tắc phổi.

Chuyên gia Navarro cho biết: “Cả thuyên tắc phổi (PE) và nhồi máu cơ tim đều có các triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, cơn đau do PE gây ra có xu hướng rõ ràng, đau như bị dao đâm và cảm thấy khó chịu hơn khi hít thở sâu”. Trong khi đó, cơn đau do nhồi máu cơ tim thường xuất hiện đầu tiên ở vùng trên của cơ thể như vai, hàm hoặc cổ.

Hụt hơi

Cục máu đông ở phổi có thể cản trở lưu thông oxy trong khu vực này, từ đó khiến bạn cảm thấy khó chịu. George P. Teitelbaum, chuyên gia y khoa, nhà thần kinh học kiêm trưởng khoa đột quỵ tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John ở Santa Monica, California cho biết, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy hụt hơi, dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng khi làm những công việc đơn giản như lên xuống cầu thang”. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Ho không rõ nguyên nhân

Phát hiện cục máu đông trong cơ thể: 6 dấu hiệu vàng giúp bạn nhận ra ngay! - Ảnh 4.

Rất nhiều lý do có thể gây ra ho khan, từ dị ứng với không khí khô, trào ngược dạ dày cho tới các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Ho là hiện tượng rất phổ biến nhưng nếu không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn nên lưu ý. Khi đi kèm với hiện tượng thở gấp, tăng nhịp tim, tức ngực, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Theo chuyên gia Navarro: “Cục máu đông thường gây ho khan nhưng trong một số trường hợp có thể ho ra chất nhầy hoặc máu”.

Tăng nhịp tim

Phát hiện cục máu đông trong cơ thể: 6 dấu hiệu vàng giúp bạn nhận ra ngay! - Ảnh 5.

Nhịp tim nghỉ ngơi lý tưởng nhất nằm trong khoảng 60-85 nhịp mỗi phút (bpm), một số trường hợp cũng có thể lên đến 100 bpm.

Khi lượng oxy thấp, tim sẽ phải hoạt động mạnh để bù đắp sự thiếu hụt này. Chuyên gia Teitelbaum giải thích: “Cảm thấy tim đập nhanh và khó thở là do cơ thể bạn đang phát ra tín hiệu khẩn cấp cảnh báo có PE trong phổi”.

Lewis Nelson, bác sĩ kiêm trưởng khoa cấp cứu tại Trường Y khoa Rutgers, New Jersey cho biết: “Nhịp tim tăng lên một phần là do tức ngực, khó thở và lo lắng liên quan đến những nguyên nhân này. Ngoài ra đây còn là dấu hiệu cho thấy các hợp chất từ mô phổi được giải phóng và tác động tới tim”.

Cảm thấy choáng váng

Theo bác sĩ Nelson: “Cảm giác choáng váng là do hóa chất giải phóng ra từ phổi làm thay đổi oxy trong máu, huyết áp và nhịp tim. Trên thực tế, bộ não của chúng ta nhạy cảm với những thay đổi về oxy và lưu lượng máu này”.

Mặc dù đây không phải là một triệu chứng đặc trưng của cục máu đông, bạn cũng cần lưu ý. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, thuyên tắc phổi là nguyên nhân gây ra khoảng 17% trường hợp phải nhập viện vì ngất xỉu ở 560 người cao tuổi trong nghiên cứu.

(Nguồn: Pre)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin