Theo quy định của pháp luật, lao động nữ mang thai sẽ được hưởng thời gian lao động ít hơn, thời gian nghỉ thai sản được tăng lên sáu tháng (trước đây là bốn tháng).
TIN MỚI
Đơn vị chịu trách nhiệm chi trả và giải quyết các chế độ khác cho lao động nữ nghỉ thai sản không phải là doanh nghiệp (DN) mà là cơ quan BHXH. Tuy nhiên, khi một lao động nữ có thai thì DN phải giảm giờ làm, giải quyết chế độ thăm khám thai định kỳ, tìm người thay thế trong thời gian lao động đó nghỉ thai sản… Chính vì vậy, những DN có đông lao động nữ thường tự sàng lọc bằng những quy định ngầm như “chỉ tuyển lao động nữ đã có con” hoặc “công nhân nữ cam kết sau ba năm làm việc mới được sinh con”…
Giữa năm nay, một xí nghiệp chế biến khoáng sản đã cho nghỉ việc hơn 100 người, trong đó có những chị em đang mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới một tuổi, đang nghỉ thai sản… Lý do được chủ DN đưa ra là để “thay đổi cơ cấu DN” và “chưa được cấp mỏ, chưa bố trí được việc làm”.
Phổ biến Luật bình đẳng giới cho người lao động. Ảnh: TM
Chị LXT (KP 1, phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã gửi đơn đến báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh rằng chị mới ký hợp đồng làm kế toán cho một công ty nước ngoài. Theo yêu cầu của công ty, chị phải cam kết sau ba năm làm việc mới được sinh con. Nếu vi phạm, chị sẽ bị chuyển sang làm công tác khác.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, đã trả lời rằng công ty trên đã làm sai quy định khi hạn chế quyền có con của lao động nữ bằng cách thỏa thuận hoặc bắt buộc lao động nữ phải có thời gian làm việc nhất định cho công ty rồi mới được sinh con. Theo quy định của Bộ luật Lao động, khi hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ (cả trong trường hợp được nghỉ thêm không hưởng lương) và trở lại làm việc thì lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
Tại điểm b khoản 3 Điều 40 Luật Bình đẳng giới quy định hành vi từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định số 55/2009 thì hành vi sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Người lao động hãy bảo vệ quyền lợi của mình Khi người lao động bị sa thải vì những lý do nêu trên thì có thể liên hệ phản ánh với cơ quan thanh tra lao động địa phương nơi DN đang trú đóng để được can thiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Ông VÕ TRUNG TÂM, Chánh Văn phòng Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
|
>>Năm 2014: Tiền lương thực nhận sẽ giảm tiếp 1%
Theo ĐÔNG YÊN