Chúng tôi trích dẫn dưới đây những “status” của tác giả Lâm Minh Chánh trên trang cá nhân. Những status này nhằm giới thiệu về những cuốn sách đã được tác giả tóm tắt, và giới thiệu cuốn “Tăng tốc đến thành công. Học từ những cuốn sách kinh doanh hàng đầu. Tập 1”.
Những ngộ nhận về doanh nghiệp – Tác giả: Michael E.Gerber
Tại sao nhiều doanh nghiêp chết, và nhiều người “khởi” mà không có nghiệp.
Theo Michael E. Gerber tác già cuốn sách “Những ngộ nhận về doanh nghiệp”, nhiều người đã “khởi” mà không có nghiệp, bởi vì họ có nhiều ngộ nhận, và họ không cân bằng được ba vị trí mà chủ doanh nghiệp cần phải có và cân bằng. Đó là: Doanh nhân, Nhà Quản lý, Nhà chuyên môn. Phần đông các nhà khởi nghiệp hạy bị lệch. Vấn đề là phải biết mình lệch ở đâu để tái cân bằng. Như thế mới có cơ may khời nghiệp thành công.
Sức mạnh của thói quen – Tác giả: Charles Dugigg
Các yếu tố nào quyết định đến sự thành công và chất lượng cuộc sống của chúng ta: Kiến thức chuyên ngành, các loại kỹ năng, các mối quan hệ, tài năng lãnh đạo, suy nghĩ tích cực…
Có 1 yếu tố cũng khá quan trọng mà chúng ta thường không nghĩ đến. Đó là Thói quen. Một nghiên cứu khoa học của Đại Học Duke năm 2006 đã kết luận rằng hơn 40% hành vi hàng ngày của con người xuất pháttừ Thói quen. Và thói quen – những hành vi chúng ta làm mà không cần phải suy nghĩ nhiều – đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công và chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Hãy đọc cuốn sách “Sức mạnh của thói quen” để hiểu về sức mạnh của thói quen, loại bỏ những thói quen xấu và tập những thói quen tốt, chúng ta sẽ có cơ may để thành công, sống chất lượng hơn.
Phi lý trí – Tác giả: Dan Ariely
Đây là Tính tương đối và sự vô lý trong cuốn sách phi lý trí. Tôi chuyển qua ví dụ tiền Việt cho quen thuộc.
Mua hàng: Chúng ta đang mua một cái áo thun với giá 170.000 đồng ở tiệm A, nghe nói ở tiệm B cách đó 3 phút đi bộ, cũng bán cái áo đó với giá 130.000 đồng. Có nhiều khả năng chúng ta sẽ đi bộ từ A đến B để tiết kiệm 40.000 đồng.
Nhưng nếu chúng ta mua 1 bộ đồ hiệu giá 5.070.000 đồng ở tiệm C, mà tiệm D cách đó 3 phút bán với giá 5.030.000 đồng, hầu như chúng ta sẽ không đi từ C đến D. Chúng ta suy nghĩ rằng 40.000 đồng tiết kiệm được đâu có đáng gì đối với số tiền 5 triệu đồng.
Điều phi lý ở đây là cũng là 3 phút đi bộ,và cũng là tiết kiệm 40.000 đồng nhưng trường hợp 1 chúng ta sẽ đi nhưng trường hợp 2 chúng ta lại không đi.
Lương bổng: Chúng ta đang vui rất vui vẻ với mức lương của mình. Một ngày đẹp trời đứa em vợ hay cậu bạn thông báo mức lương mới của họ – cao hơn mình. Thế là chúng ta khó ăn, khó ngủ và không còn vui vẻ với mức lương của mình nữa.
Dấn thân: phụ nữ, công việc và ý chí lãnh đạo – Tác giả: Sheryl Sandberg
Để thành công, vẹn toàn trong cả hai lãnh vực: doanh nghiệp/nghề nghiệp và gia đình, phụ nữ cùng lúc phải cạnh tranh với (1) những người đàn ông tài giỏi và có nhiều thời gian hơn, và (2) những phụ nữ tập trung chính vào việc lo cho gia đình.
Khi một người đàn ông thành công, anh ta được yêu quý hơn bởi cả hai phái. Khi một người phụ nữ “quá” thành công, cô ta bị cả hai phái bớt yêu quý đi. Đây là kết quả nghiên cứu khoa học về hội chứng Heidi/Howard tại Mỹ.
Ở Việt Nam, không có nghiên cứu sâu về vấn đề nay, nhưng chúng ta có thể lờ mờ thấy điều này. Phụ nữ xinh đẹp và quá thành công bị “ghen ghét” nhiều hơn đàn ông thành công.
Thế Giới Phẳng – Tác giả: Thomas L. Friedman
Thế Giới Phẳng nói đến sự toàn cầu hóa 3.0 (lần thứ 3) của thế giới. Nó làm cho thế giới co lại đến mức siêu nhỏ, hay như từ của tác giả Thomas L. Friedman là nó trở nên phẳng.
Sự phẳng của thế giới tạo ra những hiện tượng như: một người ở Ấn Độ có thể làm việc cho một công ty ở Mỹ; Một công ty do Trung Quốc sở hữu, có trụ sở tại New York, có CFO là người Hoa, có CEO, COO là người Mỹ, và niêm yết tại Sở GD Chứng khoán Hồng Kông;
Đọc cuốn sách Thế giới phẳng, chúng ta sẽ biết chi tiết của 3 kỷ nguyên toàn cầu hóa; Toàn cầu hóa 1.0: 1942 – 1800 với chủ thể là các quốc gia, tôn giáo; toàn cầu hóa 2.0: 1800 – 2000 với chủ thể là các tập đoàn đa quốc gia từ châu Âu và Mỹ, toàn cầu hóa 3.0 bắt đầu từ năm 2000 và đang tiếp tục với chủ thể là các cá nhân.
Chúng ta sẽ biết về 10 nhân tố làm phẳng thế giới (nhân tố thứ nhất: sự sụp đổ của nền kinh tế phi thị trường và rào cản thông tin cá nhân, nhân tố thứ hai: Mạng Web và Netscape xuất hiện,…); Biết về 3 sự hội tụ; về những sự điều chỉnh lớn trong thời đại ngày nay.
Trí tuệ của đám đông – Tác giả: James Surowiecki
Đám đông “trí tuệ” hay “không trí tuệ”
Có hai trường phái học thuyết khác hẳn nhau về trí tuệ của đám đông. Một trường phái cho rằng đám đông là “vô thức”, hỗn loạn và mù quáng. Trường phái còn lại nói rằng đám đông là “hữu thức” và trí tuệ trong một số điều kiện nhất định.
Cuốn sách “The Wisdom của Crowds – Trí tuệ của đám đông” của tác già James Surowiecki cho rằng khi đám đông không nổi loạn hay mù quáng vì chính suy nghĩ của nhóm sẽ thông minh, trí tuệ hơn bất kỳ một cá nhân xuất sắc nào.
Là người lãnh đạo, quản lý chúng ta cần hiểu biết về “đám đông”, khi nào đám đông “ngu” và khi nào thì đám đông “khôn” và làm sao để tận dụng trí tuệ đám đông một cách hiệu quả nhất.
Kinh tế học trần trụi – Tác giả Charles ‘Charlie’ J. Wheelan
Những giải pháp cho các nền kinh tế đang phát triển:
– Thể chế chính phủ hiệu quả.
– Xác định quyền sở hữu của người dân và doanh nghiệp một cách chính thức và rõ ràng.
– Loại bỏ những luật lệ bất hợp lý.
– Tập trung nâng cao vốn con người.
– Vượt qua những trở ngại gây ra do địa lý.
– Mở cửa nền kinh tế.
– Thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ có trách nhiệm.
– Đừng quá trông chờ vào tài nguyên thiên nhiên.