SAI LẦM khi để rau trực tiếp vào tủ lạnh: Mách bạn mẹo nhỏ để có thể bảo quản rau lâu dài mà vẫn luôn tươi ngon, cực kỳ cần thiết trong mùa dịch này

Rau là loại thực phẩm thiết yếu được sử dụng hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết bảo quản chúng đúng cách. Để rau luôn giữ được độ tươi ngon, chúng ta phải có phương pháp bảo quản thích hợp.

TIN MỚI

Vì dịch bệnh kéo dài nên chúng ta cần dự trữ một số rau và hoa quả tươi để giảm tần suất đi ra ngoài, nâng cao công tác phòng ngừa dịch bệnh bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bạn gặp phải trường hợp rau củ quả mua về bị hỏng, thối rữa trong tủ lạnh trong vòng hai ngày là điều đáng tiếc. Đặc biệt hiện nay giá rau củ quả tương đối cao nên cũng rất lãng phí.

Lưu ý rằng, mỗi loại rau, củ quả có cách bảo quản riêng với những điều kiện ẩm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những bước bảo quản rau tươi lâu cực kỳ đơn giản.

Phân loại riêng biệt từng loại trước khi bảo quản rau củ

SAI LẦM khi để rau trực tiếp vào tủ lạnh: Mách bạn mẹo nhỏ để có thể bảo quản rau lâu dài mà vẫn luôn tươi ngon, cực kỳ cần thiết trong mùa dịch này - Ảnh 1.

Nên phân loại thực phẩm để tăng thời gian bảo quản. Ảnh: Sohu

Mỗi loại rau củ sẽ có thời gian chín, thời gian bảo quản và thời gian hư hỏng khác nhau. Do đó, việc phân loại rau quả, đựng chúng trong túi hoặc hộp riêng biệt rồi bảo quản trong tủ lạnh sẽ tăng thời gian bảo quản hơn. 

Đồng thời, cũng tránh việc ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác.

Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Việc rửa rau củ và không làm khô kịp thời có thể khiến cho độ ẩm trong rau củ quá nhiều. Do đó, khi bảo quản rau củ vào trong tủ lạnh dễ khiến chúng bị thối, ủng, hư hỏng. Các loại rau củ chỉ cần để vào tủ lạnh và rửa trước khi chuẩn bị nấu ăn mà thôi. Hoặc nếu bạn rửa, cần để ráo thật khô trước khi cất. 

Bảo quản rau củ bằng túi ni-lon

SAI LẦM khi để rau trực tiếp vào tủ lạnh: Mách bạn mẹo nhỏ để có thể bảo quản rau lâu dài mà vẫn luôn tươi ngon, cực kỳ cần thiết trong mùa dịch này - Ảnh 2.

Rau củ quả mua về nên bảo quản trong môi trường chân không có thể kéo dài thời gian bảo quản. Ảnh: Sohu

Cách bảo quản rau củ trong tủ lạnh cần nhiệt độ và độ ẩm ở mức phù hợp. Nếu nhiệt độ là từ 3- 9 độ C thì độ ẩm phù hợp sẽ là từ 80- 95%. Tuy nhiên, các dòng tủ lạnh chỉ cung cấp mức độ ẩm trung bình là khoảng 65% mà thôi. Điều này sẽ khiến cho thực phẩm sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Do đó, để hạn chế sự thoát hơi nước từ rau củ và giữ chúng được tươi ngon trong thời gian lâu hơn, người ta sẽ bọc chúng lại trong túi ni-lon, hoặc bỏ vào hộp đựng thực phẩm rồi cho vào trong tủ lạnh.

Bảo quản rau củ quả ở nhiệt độ thích hợp

SAI LẦM khi để rau trực tiếp vào tủ lạnh: Mách bạn mẹo nhỏ để có thể bảo quản rau lâu dài mà vẫn luôn tươi ngon, cực kỳ cần thiết trong mùa dịch này - Ảnh 3.

Với mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Rau quả nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 3-9 độ C. ẢNh: Internet

Với mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Với các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản thì cần bảo quản ở ngăn đông với nhiệt độ thấp từ -22 đến -16 độ C. Với các loại thực phẩm đã được nấu chín thì cần được bọc trong màng bọc thực phẩm và để ở nhiệt độ 0 đến 6 độ C.

Còn đối với cách bảo quản rau củ trong tủ lạnh thì nên để chúng trong ngăn rau quả với nhiệt độ từ 3 đến 9 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp nhất để giữ cho rau quả luôn tươi ngon. Nếu thấp hợp nhiệt độ này, rau quả có thể bị đóng băng, khô cứng và mất đi vị tươi ngon. Ngược lại, nếu nhiệt độ cao hơn thì vi khuẩn vẫn có thể phát triển mạnh mẽ, làm chúng nhanh chóng bị hư hỏng.

Phương pháp bảo quản rau lá xanh

Các loại rau lá xanh bao gồm: mồng tơi, tỏi tây, xà lách, cải thìa,rau mầm, rau muống…

Khi mua về nên để khô, sau đó dùng khăn giấy bọc lại, cho vào hộp bảo quản hoặc túi giữ tươi, cuối cùng buộc chặt miệng túi lại và đặt vào tủ lạnh để bảo quản. Khi bảo quản các loại rau ăn lá, hãy đặt chúng vào ngăn rau của tủ lạnh theo chiều thẳng đứng càng tốt. Phương pháp này giúp lá và thân sẽ không bị thối. Do đó, thời gian bảo quản của lá lốt có thể kéo dài, nói chung là vài ngày cũng không có vấn đề gì.

Bảo quản củ quả

Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, mọi người nên kiểm tra kỹ củ quả và loại bỏ những phần hư hỏng nếu có. Vì phần hư sẽ dễ sinh ra khí ethylene, điều này sẽ làm cho nấm mốc dễ lây lan và làm hư các thực phẩm khác khi bảo quản cùng.

Không được rửa trước khi cho vào tủ lạnh mà hãy để ráo nước. Còn các loại củ như cà rốt, su hào thì nên cắt bớt ngọn rồi mới cho vào tủ lạnh. Sau đó, cho các loại củ quả vào túi ni-lon vì độ ẩm từ 80-95% sẽ giúp rau củ quả được tươi hơn, khi dùng túi ni-lon sẽ ngăn được sự bay hơi nước, cung cấp độ ẩm cao hơn và giữ được độ tươi lâu hơn.

Cuối cùng, nên điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 3-9 độ C để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng cho thực phẩm.

Các loại rau không thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh

SAI LẦM khi để rau trực tiếp vào tủ lạnh: Mách bạn mẹo nhỏ để có thể bảo quản rau lâu dài mà vẫn luôn tươi ngon, cực kỳ cần thiết trong mùa dịch này - Ảnh 4.

Không phải thực phẩm nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh.Ảnh: Sina

Cà chua: sợ nhiệt độ thấp sẽ bị đông cứng ở nhiệt độ thấp của tủ lạnh, dễ bị mềm, rộp, thâm đen nên không nên bảo quản trong tủ lạnh. Hãy bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng sau khi mua về.

Hành: Sau khi mua về nên phơi khô đầu hành, cho vào túi lưới, để nơi khô ráo, thoáng mát, có thể bảo quản được lâu. Nếu bọc trong túi ni lông hoặc để trong tủ lạnh, hành rất dễ bị nhũn, hư hỏng và mọc mầm.

Khoai tây sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy tinh bột bên trong thành đường khi ở nhiệt độ thấp của tủ lạnh. Do đó, khi ăn sẽ có cảm giác lợn cợn, ảnh hưởng đến mùi vị của khoai tây. Cho một quả táo vào túi khoai tây để ngăn khoai tây khỏi mọc mầm. Khoai tây và khoai lang không được để chung với nhau, nếu không cả hai đều có thể bị hỏng.

Hành lá: Bạn có thể bọc trong giấy rồi cho vào túi giữ tươi, đặt thẳng đứng trong tủ lạnh để thời gian bảo quản được lâu hơn.

Tỏi: Khi đặt trong tủ lạnh thì tỏi có xu hướng bị mềm, mùi vị kém, lâu ngày sẽ bị mốc. Tốt nhất bạn nên cho vào túi lưới và treo trong nhà nơi mát mẻ và thông gió.

Gừng được chia thành gừng già và gừng non, gừng già không thích hợp để trong tủ lạnh và có thể bảo quản ở nơi thoáng gió và có đất cát. Gừng non nên được bọc trong màng bọc thực phẩm hoặc khăn giấy và bảo quản trong tủ lạnh.

Theo Sina

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin