Shark Liên và nhà máy điện rác ngàn tỷ Hậu Giang trước nguy cơ chấm dứt giai đoạn 2
Ngày 26/9, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành quyết định điều chỉnh thông tin nhà đầu tư và tiến độ thực hiện dự án Nhà máy điện rác Hậu Giang.
UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh tiến độ thực hiện giai đoạn 2 dự án đến tháng 12/2024 hoàn thành tổ máy số 1, công suất khoảng 6MW (trong đó, đến tháng 10/2023, nhà đầu tư phải nhập thiết bị chính về công trường). Trường hợp không hoàn thành theo tiến độ nêu trên, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chấm dứt hoạt động của dự án mà không bồi thường về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo cam kết của Nhà đầu tư tại Công văn số 0302/2023/CV-GHG ngày 3/2/2023.
Dự án ngàn tỷ được kỳ vọng nhiều
Dự án nhà máy điện rác Hậu Giang được tỉnh giao đất từ năm 2016, khởi công năm 2020, dự kiến đưa vào hoạt động tổ máy số 1 trong tháng 8/2024. Dự án nằm ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, diện tích 230,665m2, do Công ty TNHH MTV Greenity Hậu Giang làm chủ đầu tư. Tổng vốn 1,320 tỷ đồng. Dự án chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ triển khai trên diện tích 6.3ha, công suất xử lý rác thải 300 tấn/ngày, tháng 8/2024 hoàn thành tổ máy số 1 với công suất phát điện 7.5MW; giai đoạn 2 nâng tổng công suất xử lý rác thải lên 600 tấn/ngày, tháng 12/2024 phát điện thương mại tổ máy số 2, nâng công suất nhà máy lên 12MW.
Hồi tháng 4 năm nay, đại diện nhà đầu tư, ông Lại Như Ý – Phó Giám đốc Công ty Greenity Hậu Giang cho biết, dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục cơ sở hạ tầng. Riêng phần thiết bị chính, lắp đặt thiết bị toàn nhà máy đạt hơn 70%; lắp đặt 264 trong tổng số 282 trụ điện, đạt 94%. Khó khăn của dự án đang vướng nằm ở khâu giải phóng mặt bằng các móng trụ.
Trước đó vào tháng 3/2022, nhà đầu tư báo cáo với UBND tỉnh về việc dự án gặp khó khăn trong huy động vốn do thiếu nguồn rác đầu tư và chi phí nguyên vật liệu tăng, làm tăng tổng mức đầu tư so với dự toán. Doanh nghiệp đề xuất tỉnh điều chỉnh tăng vốn đầu tư lên 1,500 tỷ đồng, cam kết thời gian hoàn thành tổ máy số 1 vào quý 1/2024, chính thức đưa vào hoạt động trong tháng 12/2024.
Tuy nhiên đến tháng 1/2023, UBND tỉnh đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động dự án nhà máy điện rác Hậu Giang do dự án không đáp ứng được yêu cầu tiến độ đề ra.
Phối cảnh nhà máy điện rác Hậu Giang
|
Những ông lớn đứng sau Greenity Hậu Giang
Nhà máy điện rác Hậu Giang là một trong những dự án quan trọng đối với tỉnh Hậu Giang. Dự án được kỳ vọng sẽ xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, rác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời phát điện vào mạng lưới quốc gia, vừa bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, trong đó có Đề án Hậu Giang xanh. Qua nhiều lần lựa chọn nhà đầu tư, tỉnh đã chọn Công ty Greenity Hậu Giang thực hiện dự án.
Được biết, Công ty TNHH MTV Greenity Hậu Giang thành lập vào tháng 8/2016, trụ sở tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Doanh nghiệp ban đầu do bà Giang Thị Minh Hằng (đến từ Hà Nội) làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Tháng 10/2016, chức vụ này chuyển giao cho ông Tạ Bình Nguyên và chủ sở hữu doanh nghiệp là CTCP Giải pháp Đô thị Greenity.
Trước khi ông Nga giữ chức Giám đốc từ tháng 9/2017, CTCP Giải pháp Đô thị Greenity liên tục đổi Giám đốc từ ông Chương sang ông Thái Trường Giang, rồi đến ông Lương Hồng Tháp (vào tháng 9/2016). Ông Thái Trường Giang, từ năm 2008, là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc và nắm 99.4% vốn CTCP Hải Đăng (vốn điều lệ 200 tỷ đồng) – một doanh nghiệp thầu cho nhiều dự án ở tỉnh Tây Ninh; giai đoạn 2016-2018, ông là Thành viên HĐQT và nắm hơn 35% vốn CTCP Cấp thoát Nước Tây Ninh (vốn điều lệ gần 106 tỷ đồng). |
Tháng 4/2019, Công ty tăng vốn từ 65 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng. Tháng 1/2021, chủ doanh nghiệp được đổi sang pháp nhân mới và tiếp tục ủy quyền vốn cho ông Nguyễn Tiến Nga (giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật).
CTCP Giải pháp Đô thị Greenity thành lập tháng 7/2016, trụ sở tại TPHCM. Vốn điều lệ 400 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm CTCP Greenity nắm 99.9%, bà Nguyễn Thị Thu Hà và ông Huỳnh Hán Việt Chương (giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật) mỗi người nắm 0.05%. Hiện chức Giám đốc Công ty do ông Nguyễn Tiến Nga nắm giữ.
Greenity ra đời trước công ty con chỉ 4 tháng, cụ thể là vào tháng 3/2016, trụ sở tại TPHCM. Vốn điều lệ 500 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH MTVOneinvest nắm 40%, Công ty TNHH MTVMột trăm nắm 40%, ông Thái Trường Giang (giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật) nắm 10%. Tháng 10/2016, ông Lương Hồng Tháp làm Giám đốc và giữ nguyên đến nay.
Bà Hương là một trong những cổ đông tham gia chuyển nhượng 9.6% vốn (tương đương hơn 335 ngàn cp) Chứng khoán Phượng Hoàng vào năm 2016. Ông Vũ Đức Nghĩa là cổ đông sáng lập, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Chứng khoán Woori CBV giai đoạn 6/2012-12/2017. |
Oneinvest thành lập vào tháng 9/2015, trụ sở tại Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động tư vấn đầu tư. Vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, bà Nguyễn Thu Hương làm chủ sở hữu. Tháng 12/2019, chức Giám đốc và chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển sang ông Vũ Đức Nghĩa.
Công ty Một trăm thành lập năm 2013, trụ sở tại TPHCM. Vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng, bà Đỗ Thị Minh Đức làm Chủ tịch kiêm đại diện pháp luật. Tháng 10/2018, Công ty tăng vốn lên 250 tỷ đồng và chuyển thành CTCP với cổ đông sáng lập gồm bà Đức nắm 45%, bà Phạm Phương Chi 5% và bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) nắm 50%. Một tháng sau, Công ty tăng vốn lên 1,000 tỷ đồng và giữ nguyên đến nay.
Điều đáng chú ý là bà Đỗ Thị Minh Đức, Shark Liên, ông Tạ Bình Nguyên, ông Lương Hồng Tháp, bà Phạm Phương Chi, bà Nguyễn Thị Thu Hà là những cá nhân có mắc xích liên hệ với nhau thông qua pháp nhân là CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS). Tại Bảo hiểm Viễn Đông, bà Đức hiện là Chủ tịch HĐQT, ông Tháp và bà Chi là Thành viên HĐQT. Bà Hà là Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính. Ông Nguyên là Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh khu vực miền Trung.
Bà Liên là chị gái của bà Đức và là mẹ của bà Chi. Bà Liên là Giám đốc Công ty TNHH AAA Plus, pháp nhân nắm 7.86% vốn VASS. Cá nhân bà cũng nắm hơn 9% VASS.
GĐ: Giám đốc. Sơ đồ mối quan hệ Công ty Greenity Hậu Giang với các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Shark Liên. Ảnh: TV
|
Thu Minh
FILI