Sinh viên khởi nghiệp từ công nghệ: phải nhạy cảm, ‘đừng mơ’

TTO – Tại thời điểm có giấc mơ khởi nghiệp, bạn không cần phải quá am hiểu về công nghệ nhưng để khởi nghiệp thành công, bạn phải là người học tập về công nghệ nhanh nhất.

Các CEO chia sẻ về con đường khởi nghiệp kinh doanh từ công nghệ - Ảnh: Mạnh Khang
Các CEO chia sẻ về con đường khởi nghiệp kinh doanh từ công nghệ – Ảnh: Mạnh Khang

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Trung – CEO Công ty Cổ phần Lozi Việt Nam – tới gần 1.600 sinh viên có đam mê khởi nghiệp và mong muốn trở thành CEO tương lai trong buổi giao lưu “Kinh doanh thời công nghệ” diễn ra tối 11-2 tại ĐH Kinh tế TP.HCM.

Chương trình do Đoàn khoa Quản trị (ĐH Kinh tế TP.HCM) phối hợp với ĐH Cần Thơ và ĐH Thủ Đầu Một tổ chức.

Thế hệ “may mắn” nhưng cần nỗ lực nhiều

Theo ông Nguyễn Hoàng Trung, bạn trẻ VN hiện nay là thế hệ “may mắn” vì sớm được tiếp xúc với nhiều thiết bị công nghệ, với mạng xã hội và với một thế giới “phẳng” hơn nhưng đây cũng là thử thách cho các bạn có mong muốn khởi nghiệp kinh doanh từ công nghệ vì sự cạnh tranh cũng mạnh mẽ hơn.

Tuy vậy, trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, cơ hội để bạn trẻ khởi nghiệp từ nền tảng công nghệ là rất lớn.

Chia sẻ với sinh viên, bà Thi Anh Đào – CEO Công ty Isobar Việt Nam – cho biết, để khởi nghiệp kinh doanh từ công nghệ, bạn trẻ không cần phải có quá nhiều kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công nghệ nhưng bạn cần phải nhạy cảm với sự phát triển của công nghệ.

Bà Đào cho biết thêm, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp cứ nghĩ sau giai đoạn kêu gọi được vốn đầu tư là đã thành công nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm, đặc biệt là khi nhìn ở góc độ kinh doanh từ công nghệ.

Ông Nguyễn Hoàng Trung bổ sung, người khởi nghiệp trong tâm thế của một CEO tương lại phải luôn tự đặt ra câu hỏi: “What’s Next?” (Làm gì tiếp theo?) để nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường, định hướng tương lai cho dự án và tự tạo động lực cho bản thân để đạt được những mục tiêu đề ra. 

Đừng cứ mơ mà không nghĩ về thực tế

Sinh viên đặt câu hỏi về cách sử dụng ưu thế công nghệ trong kinh doanh - Ảnh: Mạnh Khang
Sinh viên đặt câu hỏi về cách sử dụng ưu thế công nghệ trong kinh doanh – Ảnh: Mạnh Khang

Thất bại nhiều lần khi kinh doanh các sản phẩm thời trang trên mạng xã hội, T.H (ĐH Công nghiệp TP.HCM) chia sẻ: “Khi chính thức bắt đầu kinh doanh, bạn mới hình dung được những vấn đề nảy sinh cản trở công việc nhiều như thế nào. Người trẻ muốn khởi nghiệp cần tư duy lý tính, sự hỗ trợ của công nghệ, kỹ năng làm việc nhóm,…

Chưa kể, khi bạn khởi nghiệp đồng nghĩa là bạn phải học hỏi rất nhiều từ kiến thức quản trị, truyền thông, xử lý khủng hoảng,.. để hạn chế tối sự cảm tính, bị cảm xúc chi phối công việc”.

Trao đổi với các bạn trẻ, ông Lương Đăng Dũng – Phó giám đốc Công ty Cổ phần Vexere.com – cho biết, nói đến khởi nghiệp, nhất là kinh doanh từ công nghệ thì phải nói đến quá trình làm việc theo nhóm. Bởi vì dù bạn là CEO thì bạn cũng không tài nào có đủ khả năng và đủ chuyên môn ở mọi lĩnh vực. Vì vậy, trong những người đồng hành của bạn, mỗi người sẽ có thế mạnh ở một lĩnh vực nhất định.

“Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp của bạn đã phát triển đến một mức độ, có độ chuyên môn hóa cao, có đội ngũ nhân viên lớn thì tư duy quản trị là rất quan trọng vì bạn không thể nào làm việc trực tiếp với số lượng nhân viên rất lớn”, ông Dũng cho hay.

Riêng với các bạn nữ sinh có đam mê khởi nghiệp, bà Đào bộc bạch: “Là nữ sinh và muốn làm CEO tương lai trong lĩnh vực kinh doanh bằng công nghệ, bạn cần phải giữ cho mình bề ngoài lịch sự, chỉnh chu của người phụ nữ nhưng suy nghĩ và cách làm việc phải mạnh mẽ như đàn ông”.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin