Thay vì hướng đến người dùng cuối hay doanh nghiệp tại Việt Nam, Snapchat lên kế hoạch kết nối họ tới thị trường quốc tế.
Là một trong những ứng dụng OTT phổ biến ở toàn cầu, Snapchat lại không thuộc nhóm phần mềm nhắn tin, mạng xã hội có lượng người dùng lớn ở Việt Nam. Do vậy, hãng lựa chọn một hướng đi không giống với các OTT khác trong lần đầu ra mắt thị trường Việt: hướng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận khách hàng quốc tế, thay vì gói gọn hoạt động ở trong nước.Cụ thể, Snap (công ty mẹ của Snapchat) phối hợp cùng MediaDonuts by Aleph để đưa ra giải pháp quảng cáo trên ứng dụng Snapchat dành cho doanh nghiệp (Snapchat for Business) ở Việt Nam. Mô hình này tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối tới nhóm khách hàng là người dùng Snapchat ở các thị trường khác nhau trên thế giới. Ba nhóm doanh nghiệp Việt Nam được giải pháp hướng đến gồm các đơn vị hoạt động xuất khẩu xuyên biên giới, nhà cung cấp dịch vụ game và công ty du lịch lữ hành.Snapchat hướng tới tập khách hàng Việt là những doanh nghiệp có nhu cầu kết nối thương mại điện tử xuyên biên giớiẢnh: Anh QuânÔng Ajit Mohan, Chủ tịch Snap khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết các tính năng như Takeovers, Reach & Frequency, quảng cáo AR… giúp các thương hiệu tiếp cận và tương tác hiệu quả với khách hàng ở mọi giai đoạn của phễu tiếp thị – từ giai đoạn khám phá, cân nhắc đến quyết định mua hàng. Ông đánh giá nhu cầu quảng cáo xuyên biên giới của doanh nghiệp Việt hiện khá lớn. Bên cạnh đó, mức chi tiêu cho quảng cáo trong ứng dụng của ngành phát triển phần mềm Việt Nam dự kiến tăng nhanh từ 166,25 triệu USD vào năm 2024 lên 247,55 triệu USD vào năm 2028 (theo Statista).Theo báo cáo công bố năm 2024, Snapchat – nền tảng nhắn tin và chia sẻ hình ảnh, video đến từ Mỹ hiện sở hữu hơn 850 triệu người dùng mỗi tháng và 432 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày trên toàn cầu. Snapchat đang tiếp cận 90% thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 13 tới 34 tại hơn 25 quốc gia, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ.