Chúng ta mất ba năm đầu để học nói nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng!
Cuộc sống của chúng ta bao quanh bởi âm thanh ở khắp mọi nơi: Tại cửa hàng cà phê, trung tâm mua sắm, nơi làm việc và thậm chí cả nhà riêng… Chính những thanh âm này khiến cuộc sống sinh động hơn và đặc biệt nó cho ta thông tin. Đây còn được gọi là học thông qua lắng nghe.
Nghe đã là một trong những phương pháp học tập quan trọng từ trước đến nay. Vượt ra ngoài phạm vi giáo dục, nó giúp mọi người hiểu nhau hơn, xây dựng lòng tin và cũng khiến người khác cảm thấy mình quan trọng.
Lắng nghe giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh. Bạn nghe thấy tiếng chó cưng của mình sủa dữ dội, điều đó có thể có nghĩa là có nguy hiểm gần đó. Bạn nghe thấy ai đó hét lên, có lẽ người đó đang cần giúp đỡ.
Lắng nghe thực sự đóng vai trò quan trọng đối với tất cả mọi người. Trong đó có một thuật ngữ là “láng nghe tích cực”. Lắng nghe tích cực về cơ bản là một quá trình lắng nghe đúng cách sau đó đưa ra phản hồi. Quá trình lắng nghe tích cực đóng một vai trò rất lớn trong việc hiểu mong muốn và nhu cầu của đối phương. Nó cũng giúp chúng ta biết cách làm cho mọi người cảm thấy hài lòng hơn. Bạn thậm chí có thể biết một người thích hay không thích điều gì đó bằng cách nghe họ nói chuyện qua một cuộc điện thoại.
Tôi và đồng nghiệp gần đây đã có cơ hội tham dự một cuộc họp với một khách hàng tiềm năng cho Techy Hub. Chúng tôi rất tò mò với việc cuộc họp diễn ra trong vòng 40 phút ngắn ngủi. Những khách hàng bước vào trông khá lo lắng nhưng sau đó họ bước ra với nụ cười trên môi.
Và dưới đây là những bài học mà tôi đã có được sau cuộc họp hôm đó:
1. Quy tắc 60:40
Quy tắc này thực sự đơn giản. Dựa trên những gì chúng tôi quan sát được, hãy lắng nghe 60% thời gian và nói 40% thời gian còn lại. Vấn đề là bạn phải nói vào trọng tâm những vấn đề có liên quan trong cuộc trò. Quá nhiều thông tin hoặc lời nói dư thừa sẽ khiến đối phương không tập trung và có cảm giác bản thân không được tôn trọng.
Bạn nên chia sẻ với đối tác những thông tin liên quan dựa trên những gì họ đã nói. Trong toàn bộ quá trình, điều quan trọng là bạn phải phản hồi bằng những câu hỏi chẳng hạn như: “Dựa trên những gì bạn đã nói, đây là cách tôi hiểu nó”. Điều này giúp thống nhất cách hiểu và truyền đạt thông tin giữa hai bên, tạo sự gắn kết và tránh hiểu lầm!
2. Kiên nhẫn
Hầu hết chúng ta có lẽ cũng đã từng đối mặt với những người nói quá nhiều và áp đặt yêu cầu lên người khác. Điều này là không nên. Vì nó có thể khiến đối phương của bạn chỉ muốn bịt tai lại và bỏ đi. Điều quan trọng với một nhà kinh doanh nói riêng và mọi người nói chung là phải hết sức kiên nhẫn với đối phương.
Đôi khi họ sẽ đưa ra những yêu cầu khắt khe và vô lý nhất trên thế giới. Hoặc họ thậm chí có thể đề xuất những yêu cầu bất khả thi và không thực tế nhất hoặc mất hàng giờ để đi đến vấn đề. Tuy nhiên, đừng mất bình tĩnh.
Hít thở, lắng nghe, sau đó giải thích cho họ một cách kiên nhẫn và bình tĩnh về lý do tại sao điều gì đó sẽ không khả thi. Nếu bạn giải thích bình tĩnh, bạn sẽ xây dựng được niềm tin. Đồng thời nó cho thấy rằng bạn tôn trọng yêu cầu của đối phương.
3. Lắng nghe cho thấy bạn quan tâm
Mọi người đều biết chìa khóa để có được khách hàng trung thành là làm cho họ tin tưởng và bạn có được lòng tin của họ bằng cách xây dựng mối quan hệ với họ (như một người chuyên nghiệp). Vì vậy, thay vì chỉ nói về công ty và các dịch vụ, hãy lắng nghe những gì khách hàng của bạn nói. Hãy lắng nghe những vấn đề và nhu cầu của họ để bạn có thể phục vụ họ tốt hơn. Bằng cách lắng nghe, bạn cho đối phương thấy mình thực sự quan tâm đến họ và họ sẽ tin tưởng bạn.
Thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng có thể giúp bạn có được khách hàng trung thành, vì vậy hãy nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn!
Kết luận
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều biết rằng lắng nghe là điều cần thiết trong nhiều tình huống. Từ nghiên cứu đến cung cấp một dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác. Đó là một kỹ năng cần có thời gian để phát triển. Trở thành một người biết lắng nghe hơn là một điều khó thực hiện.
Một trong những điều đầu tiên phải làm để trở thành người lắng nghe tốt hơn là nhận thức. Hãy để ý xem bạn có đang nói nhiều hơn không hoặc bạn có đang làm gián đoạn phần trình bày của mọi người hay không. Khi bạn đã nhận thức rõ hơn, bạn có thể từ từ cải thiện. Vì vậy, tôi hy vọng đây sẽ là chia sẻ hữu ích đối với bạn.
Theo nhóm tác giả tại The Tech Hub, Công ty phát triển web và ứng dụng Malaysia.