Standard Chartered đánh giá thế nào về thị trường trái phiếu Việt Nam?

Lợi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 2 năm hiện đang cao hơn lãi suất tái cấp vốn và Standard Chartered kì vọng sự chênh lệch này sẽ được thu hẹp.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 2 năm hiện đang cao hơn lãi suất
tái cấp vốn và tổ chức này kì vọng sự chênh lệch này sẽ được thu hẹp.

Lãi suất đi vay của các ngân hàng trên kênh vay vốn liên
ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm và nghiệp vụ OMO nhiều khả năng sẽ tiếp tục được
duy trì ở mức thấp

Tính đến tháng 4/2013, tình hình huy động vốn của Chính phủ rất khả
quan, đạt 59% kế hoạch năm.

Trong giai đoạn từ tháng 2/2011 đến ngày 10/05/2013, lợi
suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 2 năm đạt thấp hơn so với lãi suất tái cấp vốn
(vào tháng 2/2011, lãi suất tái cấp vốn trở thành lãi suất chính sách, thay thế
cho lãi suất cơ bản; vào ngày 10/05/2013, NHNN cắt giảm lãi suất tái cấp vốn 1%
xuống 7%). Lần cắt giảm lãi suất tái cấp vốn gần đây nhất được thực hiện mạnh tay
hơn so với mức 50 điểm phần trăm (0,5%) mà thị trường kỳ vọng.

Hiện tại, lợi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 2 năm đang
nằm ở mức 7,2%, cao hơn so với lãi suất tái cấp vốn.

“Chúng tôi dự đoán sự chênh lệch này sẽ được thu hẹp trong
bối cảnh các ngân hàng tận dụng triệt để hoạt động tái cấp vốn nhằm đảm bảo
thanh khoản, và, do đó, lãi suất tái cấp vốn cũng bao gồm mức phí bù rủi ro,
phản ánh tình trạng khó khăn của người đi vay”.

Nguồn cầu trái phiếu Chính phủ Việt Nam chủ yếu đến từ khối ngân hàng. Standard
Chartered dự đoán lãi suất đi vay của ngân hàng sẽ giảm song song với lãi suất
tái cấp vốn, do đó, nguồn cầu trái phiếu Chính phủ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong
thời gian tới.

Hoạt động tái cấp vốn chỉ là một trong nhiều kênh huy động
của các ngân hàng và không thể phản ánh một cách toàn diện tình hình lãi suất
huy động.

Cũng theo Standard Chartered, hoạt động vay vốn liên ngân
hàng, tiền gửi tiết kiệm và hoạt động tái cấp vốn thông qua hoạt động thị
trường mở (OMO) của NHNN là 3 nguồn huy động vốn chính của các ngân hàng trong
nước.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ vẫn cao hơn so với lãi suất đi vay của
ngân hàng
” – Báo cáo nhận định.

Mặc dù diễn biến khá bất ổn, nhưng lãi suất cho vay qua đêm
liên ngân hàng chỉ giao động trong khoảng 2-4% trong 6 tháng qua, thấp hơn
400-500 điểm cơ bản so với lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm.

Cùng với sự tăng trưởng chậm chạp của hoạt động tín dụng, thanh khoản
hệ thống ngân hàng đã trở nên dư thừa kể từ năm 2012.

Với việc lãi suất trong hợp đồng mua lại đảo ngược được giảm
xuống 6% từ mức 6,5% vào ngày 13/05, trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm trở nên
hấp dẫn khi có mức lợi suất cao hơn 1,2%. Trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn hiện
nằm ở mức 7,5%, giảm so với mức 8% trong tháng 3.

Standard Chartered dự đoán mức trần này sẽ giảm sâu hơn nữa khi triển
vọng lạm phát trong ngắn hạn còn khá thấp.

Rủi ro về nguồn cung là rất nhỏ do khả năng huy động vốn của
chính phủ cao hơn nhiều so với ước tính. Ngày 09/05, hãng thông Bloomberg trích
nguồn của Bộ Tài Chính cho biết, tính đến cuối tháng 4, lượng vốn huy động từ
trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc đạt 89 nghìn tỷ đồng, tương đương 59%
mục tiêu huy động từ thị trường nợ trong năm 2013
.

Standard Chartered dự đoán trái phiếu Chính phủ kì hạn từ 1
đến 3 năm, vốn được giao dịch nhiều nhất, sẽ duy trì mức lợi suất cao trên
đường cong lợi suất, và lợi suất trái phiếu Chính phủ nói chung sẽ diễn biến
theo chiều hướng tăng rồi đi ngang.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 2 năm sẽ chạm đáy ở mức 6,5% so
với mức 7,2% hiện tại và mức 7,7% dự báo trước đó.
Việc lạm phát tăng
tốc vào nửa cuối năm 2013 sẽ hạn chế sự gia tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ
khi mức lãi suất thực giảm sẽ làm suy yếu nhu cầu của các ngân hàng đối với
trái phiếu Chính phủ. Các nhà đầu tư quốc tế cũng sẽ xem xét đến chi phí giao
dịch và những rủi ro ngoại hối khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Việt Nam”.

Theo Standard Chartered NHNN sẽ hạ giá đồng Việt Nam 2-3% trong năm nay
tỷ giá USD/VND sẽ đạt mức 21,000 đồng trong quý 4/2013.

Khánh Linh

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin