Start-up có cần quỹ đầu tư?

Giới khởi nghiệp từng đón nhận thông tin sốc khi các start-up tỉ USD ở nước ngoài như Argo AI, FTX sụp đổ, còn trong nước các start-up triệu USD như Propzy, WeFit, the KAfe… giải thể. Có cần quỹ đầu tư cho start-up?

Start-up có cần quỹ đầu tư? - Ảnh 1.

Đội ngũ sáng lập start-up về giáo dục DOL English vẫn bền bỉ chọn lối đi riêng và chưa nhận quỹ đầu tư – Ảnh: MINK

Phần lớn họ gặp những vấn đề liên quan đến nhà đầu tư. Những câu hỏi được nghe nhiều nhất tại các hội thảo liên quan đến khởi nghiệp: “Quỹ đầu tư có luôn cần thiết? Điểm cộng, trừ ra sao và có ảnh hưởng tiêu cực đến sứ mệnh, tầm nhìn của nhà sáng lập?”.

Start-up của mình chỉ bị tác động, thay đổi khi đội ngũ sáng lập không đủ vững, không rõ sứ mệnh, tầm nhìn. Nói ví von là mình không có giấc mơ rõ nét buộc phải chấp nhận thực hiện giấc mơ của người khác.
Chị NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG

Không là giải pháp duy nhất

Nói về điều này, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.HCM Nguyễn Thị Diệu Hằng cho rằng việc gọi quỹ đầu tư, hay nói rộng hơn là gọi thêm vốn là không bắt buộc với các start-up. 

Theo chị, có những mô hình ngay từ đầu đã kinh doanh và kiếm được lợi nhuận đủ để mở rộng, tăng trưởng mà không cần gọi vốn.

Bên cạnh quỹ đầu tư, các start-up thường có nhiều lựa chọn khác để huy động vốn. Có thể vay mượn gia đình, người thân hoặc vay ngân hàng, quỹ tín dụng, nhà đầu tư thiên thần… 

Tuy nhiên, điều cần chính là các nhà sáng lập start-up phải tạo dựng được uy tín hoặc có mối quan hệ tốt từ trước để có thể tiếp cận hiệu quả các nguồn này.

Trở thành gương mặt khởi nghiệp có tiếng sau khi xuất hiện trên sóng truyền hình, chị Nguyễn Thùy Liên – CEO Self Hiil, cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương – nhận định start-up được chia làm hai giai đoạn lớn. 

Start – bắt đầu thí điểm một mô hình kinh doanh với sản phẩm giải quyết được một “nỗi đau” có thật trên thị trường; Up – phát triển bùng nổ về mặt quy mô.

“Thường đến giai đoạn “up” mọi người cần phát triển nhanh số lượng nhân sự và marketing bùng nổ để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trước khi đối thủ xuất hiện sẽ cần một lượng vốn rất lớn. Start-up nào không giải quyết được bài toán vốn nhất thiết phải nghĩ đến nhà đầu tư, quỹ đầu tư hay các nguồn huy động vốn khác”, chị Liên phân tích.

Anh Lê Đình Lực – CEO chuỗi hệ thống tiếng Anh DOL IELTS Đình Lực – nói nếu một doanh nghiệp có khả năng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh, có dòng tiền tái đầu tư để phát triển liên tục thì đâu nhất thiết phải kêu gọi đầu tư hay huy động vốn. 

Vấn đề là khi có quỹ tham gia, start-up sẽ hưởng lợi từ các mối quan hệ, kinh nghiệm từ chuyên gia của quỹ.

Phải chấp nhận bị chi phối

Hình dung dễ hiểu là trước đó chúng ta “tự chạy” nhưng giờ có thêm một người “chạy kế bên”. Họ sẽ thúc ép mình không được tự ý dừng để đảm bảo tiến độ theo đúng lộ trình đề ra, nếu có mệt hay muốn nghỉ ngơi mình cũng không được tự quyết định.

“Điều này dĩ nhiên không dễ chịu nếu đứng dưới góc độ một start-up nhưng với vai trò nhà đầu tư, đó là điều rất bình thường vì họ bỏ tiền ra nên có quyền xem xét đồng tiền có được dùng đúng mục đích, an toàn hay không”, chị Diệu Hằng nói.

  • Tham khảo thêm

    Khởi nghiệp: Chọn đường dài hay đi lối tắt? – Hợp sức để có thêm nhiều start-up mới

    Khởi nghiệp: Chọn đường dài hay đi lối tắt? - Hợp sức để có thêm nhiều start-up mới

Hiện start-up về giáo dục của anh Đình Lực nhận được nhiều lời đề nghị từ một số quỹ đầu tư song đội ngũ sáng lập vẫn quyết định tự thân vận động vì lo sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nếu quỹ đầu tư nhúng tay vào. 

Anh Lực nói có quan sát và thấy việc tầm nhìn, sứ mệnh hay định hướng lúc đầu của start-up bị thay đổi, bất đồng là điều thường xuyên xảy ra khi có quỹ tham gia.

Đặc biệt với các quỹ đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thay vì góp phần tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội, sự chi phối và khả năng thay đổi sẽ cao. 

Trong khi khả năng “chinh chiến” của các nhà sáng lập start-up khó dày dạn bằng chuyên gia của các quỹ. “Việc bảo vệ chính kiến, tầm nhìn rất dễ bị lung lay nên dần sẽ không còn háo hức, hạnh phúc hay hết mình với “đứa con tinh thần” của mình nữa”, anh Lực bày tỏ.

Nói về lý do start-up Self Hiil từ chối sự đầu tư của một “cá mập” sau khi tham gia chương trình truyền hình thực tế, chị Thùy Liên nói chiến lược của Self Hiil là chọn quỹ đầu tư hai bên đều có lợi. Ban đầu, quỹ đầu tư đồng ý với đề xuất điều chỉnh một vài bước nhỏ trong quy trình hợp tác để đảm bảo an toàn cho đôi bên.

Tuy nhiên, dù đã gửi các tài liệu cần thiết nhưng vì lý do nào đó các bước tiếp theo lại bị trì hoãn khá lâu. “Chúng tôi cũng không chủ động thúc đẩy quá trình này nhanh hơn vì cảm nhận có lẽ đôi bên chưa đủ duyên để cùng nhau đi lâu dài, nên thôi”, chị Thùy Liên bộc bạch.

Điểm cộng – điểm trừ

Việc tiếp cận với nhà đầu tư thiên thần hoặc quỹ đầu tư được xem là cơ hội để start-up “tự soi rọi”, cơ cấu lại điểm chưa đạt và thấy rõ hơn về mục đích, kế hoạch, dòng tiền, tính hiệu quả… trong quá trình thuyết phục, đồng hành quỹ. Hành trình này đầy áp lực nhưng nhờ đó start-up sẽ “chín” hơn”.

Một trong các điểm trừ khi được nhà đầu tư, quỹ đầu tư rót vốn là hầu hết hoạt động, kế hoạch phát triển của start-up sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều so với trước đó. Điều này dễ hiểu bởi mục tiêu khi đầu tư là phải thu hồi được vốn đã đầu tư vào cùng với tỉ lệ lợi nhuận nhất định.

Nhưng điểm trừ này đôi khi lại là điểm cộng, nhất là với những start-up “lông bông”, có tài nhưng non kinh nghiệm khởi nghiệp và chưa có định hướng, mục tiêu rõ ràng, sự kiểm soát chặt chẽ như vậy lại cần thiết.

Thầy giáo khởi nghiệp từ đam mê nâng chất đặc sản địa phươngThầy giáo khởi nghiệp từ đam mê nâng chất đặc sản địa phương

Hài lòng với công việc của một giáo viên dạy văn, song thầy giáo Lê Văn Lộc Kiềng (Trường THCS và THPT Giồng Thị Đam) vẫn luôn suy nghĩ cần làm điều gì đó nâng cao giá trị cho sản vật địa phương.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin