Stress vì đi du lịch cùng người nói nhiều

Chồng nữ du khách Italy Monica Pitrell đã “suy sụp” vào ngày thứ 7 trong kỳ nghỉ gia đình vì mẹ vợ nói không ngừng suốt chuyến đi.

“Bà ấy nói không ngừng”, chồng Monica, người đàn ông New York được nhận xét lịch sự và khoan dung, nói với vợ về nguyên nhân làm anh stress sau 7 ngày du lịch.

“Bà ấy” ở đây là mẹ của Monica, đến từ miền Trung nước Mỹ, từng làm công chức tại một thị trấn nhỏ. Bà là người vui vẻ, có thể khéo léo bắt chuyện với bất kỳ ai, dù trong thang máy đông đúc hay căn phòng toàn người lạ.

Monica (váy xanh) sinh ra ở Italy, lớn lên tại Mỹ và hiện sống tại Singapore. Ảnh: X/Monica Pitrell

Monica (váy xanh) sinh ra ở Italy, lớn lên tại Mỹ và hiện sống tại Singapore. Ảnh: X/Monica Pitrell

Nhưng một số người thích im lặng, theo John Hackston, lãnh đạo cấp cao tại công ty chuyên nghiên cứu về nghi thức và các mối quan hệ trong xã hội Myers Briggs.

Những người hướng nội và hướng ngoại đi du lịch cùng nhau thường sẽ là “bi kịch”, họ sẽ phải chịu đựng nhau thời gian dài và phải vật lộn để tìm tiếng nói chung. Tuy nhiên, những người hướng ngoại thường không biết họ có thể đang làm ảnh hưởng đến xung quanh, như trường hợp của gia đình nhà Monica.

Dù vậy, mọi người có thể nhận ra dấu hiệu của một người hướng ngoại, nói nhiều ngay từ giai đoạn lập kế hoạch đi du lịch, để “né” kịp thời.

Người hướng ngoại có xu hướng lấy năng lượng từ thế giới bên ngoài, nên bị thu hút bởi những kỳ nghỉ ở nơi có cuộc sống về đêm sôi động.

Hackson chỉ ra những người hướng ngoại thường cho rằng “người khác cũng suy nghĩ, cảm nhận giống họ”. Do vậy, họ sẽ thường nói chuyện phiếm quá nhiều với người khác trong bữa sáng, đưa ra nhiều kế hoạch trong chuyến đi. Họ có thể muốn tiếp tục tiệc tùng, “tăng hai – tăng ba” trong khi người khác không muốn.

Do đó, để cân bằng một kỳ nghỉ nhóm cho cả người hướng ngoại và nội, cần lên kế hoạch cho các chuyến đi trong tương lai với nhiều trải nghiệm xen kẽ các khoảng thời gian rảnh rỗi. Nhiều trải nghiệm là phục vụ khách hướng ngoại. Khoảng thời gian rảnh rỗi xen kẽ là để những người hướng nội tận hưởng chuyến đi.

Để nhận biết người khác không muốn tiếp chuyện, hoặc sự ồn ào của mình ảnh hưởng đến người xung quanh, những người hướng ngoại cũng nên nhận ra các tín hiệu ngầm. Một trong số đó là người ngồi cạnh trên máy bay không tiếp chuyện, hoặc ít nói.

“Những người hướng nội suy nghĩ rồi mới trả lời. Người hướng ngoại thường đáp ngay lập tức”, Hackston nói.

Nhiều nền văn hóa coi trọng sự hướng ngoại, điều này có thể làm phức tạp thêm vấn đề tương tác xã hội trong khi đi du lịch. Tại Mỹ, thông thường nếu bắt chuyện với ai đó họ sẽ trả lời bạn. Nhưng tại Anh, Nhật, mọi người thường ít bắt chuyện hơn. Bên cạnh đó, người miền nam Italy hướng ngoại hơn trong khi người Bắc Âu, đặc biệt các quốc gia vùng Scandinavia, hướng nội hơn.

Blogger du lịch Emma Morrell cho biết cô đã tránh được nhiều sự cố không mong muốn dựa trên nhận biết tính cách những người sẽ đi du lịch cùng và tránh đi với những người có sở thích trái ngược. Cô có nhiều người bạn tốt, nhưng không bao giờ đi du lịch cùng nhau.

“Bạn tốt không có nghĩa họ sẽ là những du khách tốt”, Emma nói.

Anh Minh (Theo CNBC)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin