Suy giảm trí nhớ không “ưu tiên” bất kì độ tuổi nào: Chuyên gia khuyên làm theo các bước dưới đây để không phải hối hận

Ngày nay, khoa học đã chứng minh, người trẻ cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh suy giảm trí nhớ. Bởi vậy, hãy tránh căng thẳng tâm lý, có lối sống lành mạnh, tăng cường đọc sách và luyện tập ghi chép những việc cần thiết để rèn luyện khả năng ghi nhớ.

TIN MỚI

Suy giảm trí nhớ thường phổ biến nhất ở người già, những người có độ tuổi trên 65 tuổi trở lên. Theo một nghiên cứu ở Anh, cứ 14 người trung niên thì sẽ có 1 người mắc chứng suy giảm trí nhớ. Còn theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 4-5 triệu người già bị bệnh liên quan đến trí nhớ và 8 triệu là con số trên thế giới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già, có thể là do tuổi, do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, môi trường sống, căng thẳng, stress, mất ngủ hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể do bệnh tật như viêm não, sốt rétác tính, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, bệnh Alzheimer, rối loạn tuần hòa não…

Suy giảm trí nhớ có thể gây nhầm lẫn, làm giảm khả năng ghi nhớ, mất khả năng chăm sóc bản thân và khiến bệnh nhân không có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình, quên nhanh những thứ vừa diễn ra ngay trước đó và không thể nào nhớ lại được, tuy nhiên những thứ đã diễn ra trong quá khứ thì vẫn có thể nhớ được, không bị mất hoàn toàn.

Để giảm nguy cơ và phòng tránh suy giảm trí nhớ, chúng ta có thể thay đổi bản thân bằng những cách dưới đây:

Kiểm soát cân nặng

Suy giảm trí nhớ không “ưu tiên” bất kì độ tuổi nào: Chuyên gia khuyên làm theo các bước dưới đây để không phải hối hận - Ảnh 1.

Cố gắng phòng tránh nguy cơ suy giảm trí nhớ tốt nhất ngay từ bây giờ để không hối hận khi về già.

Hai trong số các yếu tố nguy hiểm nhất đối với bệnh suy giảm trí nhớ là bệnh tiểu đường và béo phì, thậm chí có thể tăng gấp đôi nguy cơ trong tương lai. Chuyên gia chỉ ra rằng tăng huyết áp, mức cholesterol cao có mối liên kết “mật thiết” với chứng bệnh này. 

Theo dõi cân nặng và sức khỏe tim mạch của bạn trong độ tuổi trung niên có thể làm giảm đáng kể khả năng mắc chứng mất trí của bạn.

Không hút thuốc

Bộ não có thể bị ảnh hưởng bởi những hậu quả lâu dài của việc nghiện hút thuốc lá nặng. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy thuốc lá làm tăng nguy cơ suy giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não. Nicotine trong thuốc lá tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol, lâu dần người bệnh thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. 

Một nghiên cứu cho thấy những người trung niên hút hơn hai bao mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ mắc chứng bệnh suy giảm trí nhớ ở bất kì độ tuổi nào.

Tập thể dục

Tập luyện thể dục điều độ không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn làm cho năng lực làm việc của não tốt hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Duy trì hoạt động là đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, với các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người lớn tuổi tập thể dục thường xuyên cải thiện chức năng nhận thức tốt hơn. 

Những người trẻ tuổi nên cân nhắc nếu muốn lựa chọn các môn thể thao dễ khiến họ bị chấn thương đầu như đấm bốc hoặc thậm chí là bóng đá. Có bằng chứng ngày càng tăng cho rằng ngay cả chấn thương vừa phải cũng làm tăng nguy cơ phát triển các dạng chứng mất trí nhất định.

Tích cực giao tiếp xã hội

Duy trì các hoạt động xã hội khi bạn về già, chẳng hạn như tham gia câu lạc bộ hoặc tình nguyện, đã được tìm thấy có tác dụng bảo vệ chống sa sút trí tuệ.

Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải

Đã có một vài nghiên cứu tập trung vào chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm một lượng nhỏ thịt, và nhấn mạnh vào ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, cá, quả hạch và dầu ô liu cho thấy nó có thể giảm nguy cơ sa sút trí tuệ bằng cách ngăn ngừa huyết áp cao.

Ngoài ra, bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và nhóm thực phẩm lành mạnh khác nhau. Các loại rau tươi và chất béo lành mạnh cần thiết cho sức khỏe não bộ. Đặc biệt, cần tây, bông cải xanh, súp lơ và quả óc chó đều có chứa chất chống oxy hóa giúp não khỏe mạnh, kích thích sản sinh các tế bào não mới. Củ nghệ, gia vị chính trong cà ri, có chứa một chất chống oxy hóa chống viêm đã được chứng minh tăng cường trí nhớ. Tăng cường acid béo omega 3 bằng cách ăn nhiều cá, như cá hồi và cá ngừ tươi, sẽ duy trì chức năng não khỏe mạnh. 

Có chế độ ngủ khoa học

Suy giảm trí nhớ không “ưu tiên” bất kì độ tuổi nào: Chuyên gia khuyên làm theo các bước dưới đây để không phải hối hận - Ảnh 2.

Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng phổ biến ở những người mắc suy giảm trí nhớ. Nghiên cứu của các nhà khoa cho thấy các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ như ngủ ít, ngủ không ngon là những yếu tố nguy cơ khiến bệnh bệnh nặng hơn. Nguyên nhân là do những người ngủ kém có mức độ beta-amyloid (đây là chất gây tổn thương não sinh ra chứng bệnh này) trong não cao hơn những người ngủ đủ giấc và ngủ ngon.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin