Đồng USD tăng mạnh lúc đầu phiên 13/10 sau báo cáo cho thấy lạm phát của Mỹ “nóng” hơn dự kiến, nhưng quay đầu giảm so với hầu hết các tiền tệ chủ chốt vào cuối phiên, sau những giờ giao dịch đầy biến động, do một số nhà đầu tư cho rằng thị trường ban đầu đã phản ứng quá mức với dữ liệu của Mỹ.
Lúc kết thúc ngày 13/10 theo giờ Việt Nam, chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – giảm 0,9% xuống 112,3.
Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng tại Mỹ tiếp tục tăng hơn dự kiến và áp lực lạm phát cơ bản tiếp tục leo thang, củng cố dự đoán rằng Fed sẽ nâng tiếp một đợt lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nữa.
Theo báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nước này đã tăng tới 0,4% trong tháng 9 – cao hơn mức dự đoán 0,3% của Dow Jones và cũng cao hơn nhiều mức tăng 0,1% của tháng 8. Các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Reuters dự báo CPI tháng 9 chỉ tăng 0,2%. Trong 12 tháng đến tháng 9, chỉ số CPI tăng 8,2% sau khi tăng 8,3% trong tháng 8.
Nếu loại trừ biến động từ giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi của Mỹ trong tháng 9 tăng 0,6% so với tháng 8 và tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tín hiệu tích cực duy nhất hiện tại là nước này vừa có thêm 263.000 việc làm mới trong tháng 9, đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 3,5% – mức thấp nhất kể từ năm 1969.
Fed đã thông báo rõ ràng rằng họ cam kết sẽ ổn định giá cả và giảm áp lực lạm phát. Chính vì vậy, khi chỉ số lạm phát càng tăng cao, Fed buộc phải nâng mức lãi suất lên để giúp nền kinh tế hạ nhiệt”.
Hiện 98% các nhà đầu tư trên thị trường tin rằng Fed sẽ tăng thêm 75 điểm lãi suất cơ bản trong tháng tới. Ngoài ra, cũng có tới 62% nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ còn tiếp tục nâng nâng lãi suất trong cả tháng 12. Thậm chí, đã xuất hiện những nhà phân tích dự đoán lãi suất của Mỹ sẽ tăng nhiều hơn mức 75 điểm cơ bản. Có 9,1% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách sẽ diễn ra vào tháng 11.
Arthur Laffer, chủ tịch của Laffer Tengler Investments ở Nashville, Tennessee cho biết: “Bất kỳ ai nói rằng (Fed có thể) xoay trục đều là đang mơ tưởng. Fed phải giải quyết vấn đề lạm phát ngay bây giờ”.
“Giấc mơ nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm giờ cũng trở nên xa xôi khi Fed càng ngày càng tăng lãi suất. Chúng ta sẽ có một quý IV thực sự nhẹ nhàng với đồ thị giá giảm, thậm chí có thể đến mức giảm sâu.”
Trong phiên vừa qua, đồng bạc xanh đã nhanh chóng tăng vọt từ mức cao nhất 24 năm so với yen Nhật lên mức cao nhất 32 năm, là 147,665 JPY, nhưng hạ nhiệt vào cuối phiên, kết thúc ở mức tăng 0,1% lên 147,09 yen.
Đồng euro cũng giảm so với đồng USD lúc đầu phiên, xuống mức thấp nhất 2 tuần khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát, nhưng sau đó tăng trở lại và kết thúc ngày 13/10 theo giờ Việt Nam ở mức 0,9773 USD/EUR, tăng 0,8% so với phiên liền trước.
Đồng tiền chung của châu Âu hồi phục sau khi một báo cáo của Reuters, trích dẫn bốn nguồn tin, cho biết các nhân viên Ngân hàng Trung ương châu Âu cảm thấy nhu cầu tăng lãi suất ít hơn so với dự đoán của các thị trường hiện nay. Điều đó cho thấy tình hình ở khu vực đồng euro có thể không nghiêm trọng như nhiều người nghĩ.
Greg Anderson, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối toàn cầu của BMO Capital Markets ở New York, cho biết: “Phản ứng ban đầu đối với chỉ số CPI đã bị phóng đại: đồng đô la Úc và đô la New Zealand lúc đầu phiên đều giảm 1,5%, trong khi đô la Canada giảm 1,3%”.
Ông nói thêm: “Đây là những dấu hiệu của một thị trường đang gặp khó khăn, lo lắng về sự thiếu thiếu dữ liệu. Sự đảo chiều một phần không phải là một điều ngạc nhiên, nhưng đây là một sự đảo ngược đồng loạt, và sau đó là đảo ngược một số”.
Đồng đô la Úc trong thời gian ngắn đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2,5 năm so với USD, là 0,6170, trước khi hồi phục vào cuối phiên và kết thúc ở mức tưng 0,3% lên 0,6294 AUD.
Các thương nhân nhìn chung vẫn đề phòng sự can thiệp của Nhật Bản để nâng đỡ đồng yên đang gặp khó khăn. Các quan chức Nhật Bản đã nhắc lại rằng họ sẵn sàng thực hiện các bước thích hợp để chống lại trạng thái biến động quá mức của đồng yen, mặc dù chưa rõ BoJ có muốn bảo vệ tỷ giá ở mức cụ thể hay không.
Đồng bạc xanh ban đầu cũng tăng vọt so với đồng franc Thụy Sĩ, chạm mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2019, nhưng về cuối phiên hạ nhiệt dần, kết thúc ở mức tăng 0,2% lên 0,9996 franc/USD.
Đồng bảng Anh, sau khi tăng mạnh so với USD bởi báo cáo về khả năng Chính phủ Anh sẽ quay ngược các kế hoạch tài chính của mình, hạ nhiệt về cuối phiên trước khi dữ liệu lạm phát quá cao làm giảm một số mức tăng đó.
Sky News hôm thứ Năm đưa tin rằng chính phủ Anh đang thảo luận về việc thực hiện các thay đổi đối với kế hoạch tài chính được công bố vào tháng trước. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn rằng liệu thị trường tài chính có được cải thiện vào thứ Năm hay không vì kỳ vọng về sự lật ngược kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp của ông, ông nói rằng “hãy xem”, Telegraph đưa tin.
Bảng Anh kết thúc ngày 13/10 theo giờ Việt Nam ở mức 1,1325 USD/GBP, tăng 2,1% so với phiên liền trước. So với đồng euro, đồng bảng Anh tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần. Đồng euro giao dịch lần cuối ở mức 86,33 pence
Cập nhật tỷ giá các tiền tệ chủ chốt.
Tiền tệ châu Á hầu hết giảm trong phiên vừa qua, với nhân dân tệ giảm 1,01% xuống 7,1822 CNY/PY.
Đồng nhân dân tệ cũng đang bị kéo xuống thấp hơn do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và các đợt bùng phát ca nhiễm COVID-19 mới.
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc ước tính ẽ tiếp tục chậm lại trong tháng 9 do nhu cầu ở nước ngoài suy yếu, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy hôm thứ Năm.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin đang biến động rất mạnh, lúc kết thúc ngày 13/10 theo giờ Việt Nam ở mức 19.209 USD.
Giá bitcoin ngày 13/10.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm lo ngại về việc tăng lãi suất mạnh mẽ.
Giá vàng giao ngay phiên này giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần và củng cố đặt cược rằng Fed sẽ tiế tục tăng lãi suất.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 1.657,90 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,8% xuống 1.664,20 USD.
Tham khảo: Refinitiv, Reuters