Tại sao ăn táo hay ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ?

Loại bỏ vỏ khi ăn khoai và trái cây là thói quen của số đông, nhưng với táo và khoai lang, bạn được khuyên ăn cả vỏ. Tại sao ăn táo hay ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ?

TIN MỚI

Để bảo đảm an toàn, tránh các loại hóa chất độc hại, bụi bẩn và ký sinh trùng, nhiều người luôn bóc hay gọt bỏ vỏ khi ă khoai và các loại trái cây. Việc loại bỏ vỏ đôi khi chỉ do thói quen. Tuy nhiên, bạn không nên làm thế với khoai lang hay táo.

Tại sao ăn táo hay ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ?

Vỏ nhiều loại trái cây và rau củ có hàm lượng cao chất chống oxy hóa, chất xơ và những vi chất quý giá khác, thậm chí một số chất còn dồi dào hơn trong phần cùi, thịt. Đó là lý do tại sao ăn táo hay ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ.

Lợi ích của vỏ táo

Năm 2013, Tạp chí Y khoa Anh công bố một báo cáo cho thấy, đối với người Anh trên 50 tuổi, việc ăn một quả táo mỗi ngày đem lại tác dụng tương tự thuốc giảm cholesterol. Bên cạnh đó, táo còn được chứng minh là có thể làm giảm 24% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư thanh quản và ung thư đại trực tràng.

Tại sao ăn táo hay ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ? - Ảnh 1.

Tại sao ăn táo hay ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ? Vỏ quả táo chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu như kali, phốt pho và canxi. (Ảnh: National Today)

Bộ phận bổ nhất của táo chính là vỏ, bởi chất chống oxy hóa trong táo tập trung nhiều nhất ở đây. Vỏ là tuyến phòng thủ đầu tiên và rất vững chắc giúp quả táo chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây hại từ bên ngoài, nhờ đó mà chúng ta có thể bảo quản loại trái cây này rất lâu trong môi trường tự nhiên. Khi gọt bỏ vỏ, quả táo sẽ nhanh chóng bị oxy hóa và đổi màu, dinh dưỡng cũng suy giảm.

Trong vỏ của một quả táo cỡ vừa có hoảng 4,4gr chất xơ (bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan), 8,4mg vitamin C và 98IU vitamin A. Chất chống oxy hóa polyphenol được tìm thấy cả trong vỏ của quả táo.

Chất xơ giúp bạn no lâu hơn, ngăn ngừa cảm giác thèm ăn, chống lại cơn đói, giúp bạn nạp vào ít calo hơn, nhờ đó có thể giảm cân. Chất polyphenol có tác dụng giảm sự hấp thụ tinh bột và chất béo. Khá nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol trong vỏ táo có thể hữu ích trong việc giảm huyết áp và cholesterol, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch để đảm bảo một trái tim khỏe mạnh

Chất xơ trong táo còn giúp hạn chế tăng đường huyết nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, lại ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ giảm cholesterol.

Hợp chất quercetin trong vỏ táo là chất chống viêm tự nhiên, có thể bảo vệ phổi và tim của bạn.

Vậy nên việc ăn táo cả vỏ là sự lựa chọn rất thông minh. Tuy nhiên, bạn phải loại bỏ lớp sáp ở vỏ quả táo trước khi ăn.

Ăn khoai lang cả vỏ có gì tốt?

Vỏ khoai lang cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng mà bạn nên tận dụng. Bạn đừng lo lắng vì việc ăn khoai cả vỏ sẽ không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến cơ thể.

Tại sao ăn táo hay ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ? - Ảnh 2.

Tại sao ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ? Vỏ khoai lang có nhiều chất chống oxy hóa. (Ảnh: Healthkart)

Vỏ khoai lang cũng có hàm lượng chất xơ cao. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Agronomy cho thấy, việc gọt vỏ làm mất đi 64% chất xơ của khoai lang. Phần vỏ cũng chứa nhiều mangan, kali, các vitamin như A, C và E.

Một nghiên cứu mới được công bố năm nay trên Tạp chí Food Research cho thấy, bánh quy chứa bột vỏ khoai lang có hàm lượng chất xơ cao gần gấp 3 so với loại bánh bình thường – tăng từ 0,8% lên 2,3%.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, vỏ khoai lang có một lượng lớn alkaloid, nếu ăn quá nhiều có thể kích ứng đường tiêu hóa, gây khó chịu.

Khi rửa khoai lang, nếu bạn thấy trên vỏ có những đốm nâu hay nâu sẫm nghĩa là khoai đã bị nhiễm vi khuẩn đốm đen, có thể làm hại gan và gây ngộ độc nặng. Vì vậy ăn khoai lang nên giữ nguyên vỏ chỉ khi khoai còn tươi mới, không nhiễm bẩn.

 (Tổng hợp)
Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin