Steve Jobs nằm trong số hiếm hoi CEO trên thế giới này biết kết hợp những nhân sự giỏi thành đội ngũ vô địch.
Thông minh, được thần tượng và có tầm nhìn. Thế nhưng ngoài những từ hoa mỹ trên, thành công của Steve Jobs cần được phân tích kỹ càng hơn.
Nếu các doanh nghiệp quản lý tiền của họ cũng bất cẩn như quản lý con người, phần lớn sẽ phá sản.
Phần lớn các công ty quản lý tài chính giỏi thường không có cơ chế phát triển lãnh đạo hoặc chọn lọc nhân tài tốt tương xứng. Dù họ nguyên tắc và thận trọng về mặt tài chính, nỗ lực tuyển dụng, đánh giá và phát triển lãnh đạo không phát huy hiệu quả.
Họ phụ thuộc vào danh sách dài những tiêu chí như có suy nghĩ chiến lược, sáng tạo, giao tiếp tốt, thông minh, có óc phân tích và xét đoán khá nông cạn.
Kết quả, họ tìm được nhân tài một cách hú họa. Nhiều công ty, trong một buổi sáng thức giấc, bỗng nhiên nhận ra họ cần một giám đốc điều hành thế nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Tệ hại hơn, họ liên tiếp đưa sai người vào sai vị trí, họ tiêu tốn cả nguồn vốn nhân lực cũng như tài chính khi nhóm người trên không thể phát huy được năng lực.
Các công ty hàng đầu thế giới như GE, P&G, Hindustan Unilever, Novartis và Agilent có cách tìm kiếm nhân tài hiệu quả hơn. Họ biết quan sát con người, với vốn hiểu biết và kinh nghiệm đã nhiều năm để biến những nhìn nhận ban đầu thành thực tế.
Họ phát triển tốt mối quan hệ với lãnh đạo công ty của họ như vậy họ hiểu tài năng của từng người lãnh đạo. Vì thế họ luôn đưa ra quyết định sáng suốt khi cần chỉ ra người lãnh đạo nào sẽ thành công vượt trội.
Một buổi học trong khóa đào tạo quản lý cao cấp của Wharton cho thấy nhiều công ty đang sử dụng những từ ngữ đầy phù phiếm về giới lãnh đạo. Giáo viên yêu cầu người tham gia giải thích về tài năng hiếm có của Steve Jobs. Giáo viên khuyên người ta gạt sang bên tính cách gây tranh cãi và cách ứng xử của ông ở hiện tại.
Cái chúng ta cần biết là tại sao ông lại vượt qua mọi kỳ vọng trong lần thứ 2 tham gia vào Apple. Trong nhiều năm sau khi ông giành lại được công ty đang khó khăn này, ông đã biến nó thành cỗ máy in tiền.
Ông không chỉ phát triển sản phẩm mới, ông thay đổi nhiều trò chơi. Hàng loạt sản phẩm iPod, iPhone, iPad và cùng với iTunes đã tạo ra thay đổi lớn đến nỗi hàng loạt công ty trong ngành công nghiệp âm nhạc và công nghệ phải thay đổi mô hình kinh doanh của họ.
Đã đủ thông tin về cách mà Jobs nghĩ, hành xử và đưa ra quyết định cho ai quan tâm đến việc đánh giá tài năng của ông trên nhiều phương diện khác nhau. Phần lớn người ta thậm chí không muốn thử.
Khi giáo viên trong khóa học tại công ty Wharton yêu cầu đặt câu hỏi về tài năng của Jobs, nhiều người giơ tay. Họ trả lời ông sáng tạo, luôn biết đổi mới, luôn đóng góp xây dựng, ông biết thay đổi cái sẵn có và tạo ra công việc kinh doanh mới, ông thay đổi cuộc chơi của nhiều người khác. Sau vài phút, giáo viên yêu cầu học viên ngừng lại và tóm tắt trong những câu mô tả tốt nhất sắc thái về người đó.
Và cần phải thu thập thông tin bằng cách quan sát thật chăm chú hành động, quyết định và kiểu hành xử. Giáo viên minh họa bằng cách hỏi một số câu hói: “Jobs sáng tạo như thế nào?” Ai đó trả lời: “Ông ấy chỉ ra thế nào là sản phẩm tuyệt vời.”; “Jobs đã làm được việc đó như thế nào?” “Ông ấy giao tiếp với khách hàng.” “Ông ấy giao tiếp với khách hàng thế nào?”, có người trả lời “Ông có buổi gặp riêng với khách hàng trẻ tuổi. Người khác trong buổi đào tạo cho rằng ông luôn đi trước công nghệ.
Giáo viên sau đó cung cấp thông tin về Steve Jobs để người học có thể nắm được bản chất tài năng của Steve Jobs. Người học được nghe câu chuyện về buổi họp ban điều hành sau khi Jobs nắm giữ vị trí hiện nay.
Jobs đi đến căn phòng nơi nhiều sản phẩm đang được bày bán trên thị trường của Apple được trung bày và đập đi một số sản phẩm. Khi ông ngừng lại, chỉ còn 4 sản phầm. Theo Jobs, đó là những sản phẩm sẽ mang đến cho Apple cuộc sống mới và sẽ phù hợp với từng phân khúc thị trường khác nhau.
Câu chuyện trên cho thấy sự thật về Jobs: Ông hiểu cái gì hấp dẫn khách hàng và hành động quyết liệt. Giáo viên yêu cầu học viên giải thích sáng tạo iPod cho thấy điều gì về tài năng của Jobs.
Người thứ nhất trả lời đó là sự nắm bắt công nghệ tốt. Thế nhưng thực tế công nghệ đã tồn tại, trước đó rất nhiều người đã sản xuất máy nghe nhạc MP3. Kết quả thảo luận đưa đến kết luận có ý nghĩa hơn: thành công của iPod bắt nguồn từ tầm nhìn và sự hành động sáng suốt.
Ở thời điểm đó, Napster đã khiến thị trường chấn động với sản phẩm âm nhạc cho phép người dùng trao đổi sản phẩm âm nhạc MP3 đã được tải về với nhau.
Trò chơi của Napster sau này bị phát hiện bất hợp pháp thế nhưng Jobs nhìn ra công nghệ đó có thể giúp tạo ra thị trường hợp pháp bằng cách đảm bảo ngành công nghiệp âm nhạc nguồn thu tốt.
Thị trường sẽ hết sức rộng lớn, trở thành sự kiện xã hội bởi giúp tín đồ âm nhạc được giải phóng, họ sẽ có thể có lựa chọn riêng một cách hợp pháp ở bất kỳ thời điểm và với bất kỳ số lượng nào. Ông tạo ra sản phẩm dễ dùng và sành điệu đến nỗi ông hoàn toàn có thể bán chạy ở mức giá cao, lợi nhuận thu về không nhỏ.
Chúng ta đều biết phần còn lại của câu chuyện. Bằng việc bán sản phẩm máy nghe nhạc MP3 với số lượng lớn chưa từng có trong lịch sử, iPod đưa tên tuổi của Apple lên tầm cao chưa từng có, doanh số bán máy Mac cũng tăng và giúp Apple đi đầu về đổi mới.
Cũng cần phải nhớ đến việc Jobs đã dành nhiều thời gian với chuyên gia phần mềm, phần cứng, thiết kế, chuyên gia về kim loại, nhựa và kính.
Mỗi sáng thứ Hai, ông nhóm tất cả chuyên gia trên lại để xem xét sản phẩm và thách thức trong thiết kế cũng như giải quyết vấn đề. 4 giờ/tuần; 50 tuần/năm và trong 12 năm tương đương khoảng 2.400 giờ ông dùng để xây dựng các mối quan hệ, kết nối các ý tưởng mới và tuyệt vời nhất. Cách tiếp cận này giúp một đội ngũ vận động viên trở thành nhà vô địch. Jobs nằm trong nhóm vài CEO trên thế giới này luôn biết xây dựng mối liên kết cần thiết.
Tại sao Jobs đã đưa iPhone thành hiện tượng? Ông đã đưa ra được mô hình kinh doanh mới. Bởi cho đến thời điểm đó, lợi nhuận và thương hiệu của hãng sản xuất điện thoại di động chịu chi phối chủ yếu bởi công ty viễn thông di động.
Cách kinh doanh mới mang đến cho Apple thị phần lớn hơn trên thị trường điện thoại thông minh và hưởng nguồn doanh thu lớn hơn bất kỳ hãng điện thoại nào khác. Jobs sản xuất ra loại điện thoại với chức năng tốt và thanh lịch chưa từng có.
Để bảo vệ thương hiệu và lợi nhuận ông ký hợp đồng để AT&T cung cấp iPhone. Đổi lại, Apple có được giá bán sản phẩm mong muốn và lần đầu tiên trong lịch sử, nguồn thu của công ty viễn thông di động đến từ việc người dùng sử dụng điện thoại (hỗ trợ bởi tần suất người dùng trả tiền để sử dụng dịch vụ của họ).
Cuối cùng Apple kiếm được tiền bởi bán hàng loạt ứng dụng. iPhone trở thành cỗ máy kiếm tiền lớn chưa từng có của Apple. Jobs không chỉ thể hiện tài kinh doanh của mình mà với sự táo bạo của mình, ông còn biết đảo ngược cán cân quyền lực giữa một nhà mạng khổng lồ và một công ty cung cấp điện thoại di động nhỏ.
Tài năng bẩm sinh của Steve Jobs ở chỗ ông tưởng tượng ra được không chỉ cái người dùng muốn ở hiện tại mà còn là tương lai và sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đáp ứng được mong muốn của họ. Ông sản xuất những sản phẩm không chỉ mang lại lợi nhuận cao mà còn mang tính nhận diện thương hiện tốt, ngoài ra cần kể đến mô hình kinh doanh tận dụng tốt nhất lợi nhuận.
Ông coi mỗi sản phẩm như một trải nghiệm chứ không phải một vật thể. Ông hình tượng xem nó sẽ trông như thế nào và thực hiện sản phẩm gần đạt độ hoàn hảo. Ông khiến công nghệ cao trở nên thân viện với người dùng bởi ông rất hiểu người dùng.
Ông có cảm giác bẩm sinh về thiết kế, độ tiện dụng, tính đơn giản và thanh lịch của sản phẩm. Ông liên kết ý tưởng tốt nhất từ nhiều nguồn khác nhau để nắm được cái người tiêu dùng đang nghĩ. Ông chỉ ra vấn đề nào cần được giải quyết dù khó khăn đến thế nào, tìm được người nắm giải pháp dù họ là ai, giữ chức vụ nào đi nữa.
Ông còn siêu đẳng trong làm truyền thông. Ông đưa ra thông điệp đơn giản để kết nối công chúng, khiến người ta ham muốn về một sản phẩm trước khi nó được tung ra thị trường. Ông biến người tiêu dùng, nhân viên và cả đối tác thành người hâm mộ cuồng nhiệt. Ông làm cho họ tin vào ông, Apple và thương hiệu Apple.
Ngọc Diệp
Theo Fortune