Tê yếu chân tay là triệu chứng phổ biến của các bệnh về thần kinh, thường gặp ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân cho triệu chứng này có thể chia làm hai loại: tê yếu tay chân do sinh lý hoặc do bệnh lý; Nguy hiểm hơn cả, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ.
Tê yếu tay chân do sinh lý
Gây ra vì mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép làm cho máu khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động quá sức, ngồi làm việc liên tục hoặc duy trì một tư thế quá lâu… Trong trường hợp này, không cần quá lo lắng về việc điều trị, chỉ cần vận động hợp lý, thay đổi tư thế làm việc, ngủ nghỉ phù hợp là có thể giảm ngay triệu chứng.
Tê yếu tay chân do bệnh lý
Ít nguy hiểm hơn cả trong nhóm nguyên nhân bệnh lý này chính là tê tay chân do thiếu các chất như: canxi, vitamin B1, B2… thường gặp ở những người gầy yếu, sức khoẻ kém.
Tuy nhiên, trong thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường, số lượng mắc đột quỵ tăng cao đột biến, tê tay chân là triệu chứng cần lưu ý, bởi đây chính là một trong những dấu hiệu lý tính báo hiệu đột quỵ.
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ để phòng ngừa kịp thời
Một trong những dấu hiệu của người bị đột quỵ là tê yếu tay chân, khó cử động, khó thao tác kể cả những hoạt động thường ngày không cần tốn nhiều sức. Ngoài ra người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, đặt biệt là khi lên xuống cầu thang.
Theo các chuyên gia, trước khi bị đột quỵ, 80% người bệnh sẽ có biểu hiện “cơn thiếu máu não thoáng qua”. Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê yếu tay chân thoáng qua, tê yếu một bên tay chân cùng bên nửa người thoáng qua, cơn mờ mắt thoáng qua, nói khó, mất kiểm soát tay chân thoáng qua. Đây là biểu hiện đầu tiên của người bị đột quỵ, nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.
Nếu nhận ra mình hay người thân có một trong các biểu hiện trên, để an toàn, việc cần làm là nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám tỉ mỉ, xác định cơ chế và nguyên nhân bị tê yếu tay chân. Từ đó có phương pháp điều trị cụ thể nhằm tránh những di chứng về sau.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, biện pháp cần áp dụng khi thời tiết giao mùa
Theo các chuyên gia, thời điểm giao mùa tốt nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nếu tê yếu tay chân do sinh lý sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ cần vận động thường xuyên, xoa bóp vùng tay chân bị tê là có thể trở lại bình thường; nếu tê yếu chân tay do bệnh lý, cần phải điều trị tích cực, kiểm soát tốt các bệnh mạn tính, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Để phòng bệnh tai biến đột quỵ, khi thời tiết trở lạnh chúng ta cần chú ý giữ ấm cơ thể, thường xuyên vận động, rèn luyện thể chất, thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, nhiều rau xanh. Cần bổ sung thêm nhiều các chất vi khoáng như đậu tương, lạc vừng, lòng đỏ trứng gà, trái cây, rau diếp cá… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Những người mắc bệnh mạn tính cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đường huyết, stress, giữ cân nặng hợp lý. Tránh lạm dụng rượu bia vì chất cồn lưu lại trong máu lâu khi thời tiết lạnh, do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ dẫn đến đột quỵ.
Nếu có điều kiện nên sử dụng thêm sản phẩm phòng bệnh tai biến đột quỵ có chứa Nattokinase từ những đơn vị sản xuất uy tín, được chứng nhận chất lượng từ Nhật Bản.
TPBV sức khỏe NattoEnzym: giúp ngừa tai biến, đột quỵ, nguyên liệu Nhật Bản NattoEnzym giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não. Giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu. Giúp giảm thiểu nguy cơ, hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường).
Sản phẩm của: Công ty TNHH MTV dược phẩm DHG
Địa chỉ: Lô B2-B3, Khu công nghiệp Tân Phú Thanh giai đoạn 1, xã Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Điện thoại: 0293.3953454 GPQC: 01760/2016/XNQC – ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.