Năng lượng khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường, dù thức ăn có chứa đường hay không thì cũng không nên ăn quá nhiều. Sau đây là những cái “bẫy” khiến ngày càng nhiều người mắc.
Có tới hơn 463 triệu người trên thế giới mắt bệnh tiểu đường/đái tháo đường
Calo khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường, dù thức ăn có chứa đường hay không thì cũng không nên ăn quá nhiều.
Bài viết này được sự hỗ trợ tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Lê Thị Việt Hà, BV Nội tiết Trung ương, Thanh Trì, HN
Với sự tiến bộ không ngừng của xã hội và công nghệ, ngày càng có nhiều căn bệnh mãn tính tấn công con người, ví dụ như bệnh tiểu đường là một trong những bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Theo báo cáo mới nhất được công bố bởi cuộc khảo sát của Liên đoàn Đái tháo đường: Gần 10% người lớn trên 20 tuổi mắc bệnh đái tháo đường và khoảng một nửa trong số họ không được chẩn đoán; cứ 13 người thì có 1 người có bất thường về dung nạp đường.
Với 6 trẻ sơ sinh được sinh ra thì có một mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi chứng tăng đường huyết khi mang thai, cứ 8 giây lại có một người tử vong vì tiểu đường và các biến chứng tiểu đường.
Trên thế giới hiện có 463 triệu bệnh nhân đái tháo đường, Trung Quốc chiếm 1/4. Khoảng 116,4 triệu người mắc bệnh tiểu đường và ngày càng trẻ hóa. Không ít người đã rơi vào “bẫy ngọt” của thực phẩm tuy không ngọt nhưng lại dễ làm tăng lượng đường trong máu, khó có thể phòng tránh.
Ai cũng cần biết để tránh 4 “bẫy ngọt” phổ biến trong đời sống hàng ngày
1. Bánh ngọt không đường
Với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường ngày càng nhiều thì người bệnh không còn dễ dàng thoải mái ăn đồ ngọt. Do đó, trên thị trường sẽ tức thời có bán các loại bánh ngọt không đường, được bệnh nhân tiểu đường rất ưa chuộng.
Trên thực tế, bánh ngọt không đường không chứa đường sucrose mà chúng sử dụng chất tạo ngọt như xylitol. Mặc dù nó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng hàm lượng chất béo và carbohydrate trong bánh vẫn tương đối lớn, và thậm chí lượng calo thậm chí còn cao hơn bánh mì hấp và cơm có cùng trọng lượng.
Lượng calo vào cơ thể người sẽ được chuyển hóa thành đường, bất kể thức ăn có chứa đường hay không, vì vậy hãy ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa chính quá no nê.
2. Những món ăn có nguồn gốc từ Carbohydrate không ngọt
Mì ống hoặc cơm trắng đều là những loại carbohydrate đã qua chế biến trở thành thực phẩm tinh chế và vì vậy đây cũng là thực phẩm bạn không nên ăn nhiều hơn.
Thực phẩm chủ yếu của chúng ta là gạo trắng hoặc mì ống (các món ăn chế biến từ gạo), tất cả đều là carbohydrate được chế biến nhưng nhiều người nghĩ rằng nó không có vấn đề lớn.
Thậm chí, loại thực phẩm này dù không ngọt nhưng khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành đường rất nhanh trong quá trình tiêu hóa của dạ dày và ruột, khiến lượng đường trong máu dao động rất lớn.
3. Thức ăn không ngọt nhưng có hàm lượng tinh bột cao
Khoai lang, khoai môn, khoai tây… đều là những loại rau củ có hàm lượng tinh bột cao, tuy là những loại rau củ giàu xenlulo nhưng chỉ số làm tăng đường huyết tương đối thấp.
Nhưng do hàm lượng tinh bột trong các loại rau củ này tương đối cao nên nếu bạn vô tình ăn nhiều dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, mặc dù các loại rau củ này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, nhưng nên tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải.
4. Trái cây không đường
Bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải cảnh giác với các loại trái cây không đường, chẳng hạn như thanh long và táo gai.
Khi bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây, hầu hết đều dựa vào mùi vị để phân biệt chúng có chứa nhiều đường hay không.
Trên thực tế, độ ngọt của trái cây được quyết định bởi hàm lượng đường fructose. Ví dụ, hàm lượng đường trong dưa hấu chỉ khoảng 5% nhưng lại chủ yếu là đường fructose nên tương đối ngọt.
Hàm lượng đường tổng số trong thanh long khoảng 20%, nhưng đường fructose tương đối ít nên không ngọt.
Táo gai chua có hàm lượng đường vượt xa sức tưởng tượng của bạn, vì vậy hãy chú ý đến hàm lượng đường trong các loại quả thay vì chỉ phân biệt bằng mùi vị.
Bệnh nhân tiểu đường cần cảnh giác với những “bẫy ngọt” không đường này, trước tiên phải hiểu rõ đặc tính của thực phẩm trước khi ăn, điều quan trọng là phải ăn uống điều độ với số lượng vừa phải.
Muốn phòng tránh bệnh tiểu đường và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, phải làm được 2 việc quan trọng sau đây.
1. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục có thể đẩy nhanh quá trình tiêu thụ đường trong cơ thể, tuân thủ các bài tập thể dục nhịp điệu, các bài tập đơn giản với thời lượng tập thể dục nửa giờ mỗi ngày, bạn có thể chọn: yoga, đi bộ, đạp xe,… để duy trì một cách đều đặn.
2. Uống nhiều nước
Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp trao đổi chất và giảm nồng độ đường trong máu.
Nước có thể giúp trao đổi chất và giảm nồng độ đường trong máu. Lượng nước uống hàng ngày tốt nhất là 1500ml ~ 3000ml, tùy vào đặc điểm sức khỏe và môi trường sống của mỗi người để uống sao cho phù hợp.
Tiểu đường là căn bệnh cần điều trị lâu dài, cải thiện chủ yếu bằng thuốc, do đó bạn phải tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và uống thuốc đúng giờ. Với liệu pháp ăn uống đúng từ một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh là phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất.
*Theo Bí mật Trung Hoa