Thanh tra chỉ rõ trách nhiệm Vietinbank Securites trong vụ thoái vốn VNR

(VNF) – Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (Vietinbank Securites) trong thực hiện thoái vốn VNR.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra đối với việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (Vietinbank Securites).

img 2110 2309
Trụ sở Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương.

Cụ thể, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam – TNHH MTV (VNR thực hiện thoái vốn, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương không phát hành Chứng thư Thẩm định giá tại 03 doanh nghiệp mà chỉ có báo cáo đánh giá khả năng chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính là chưa thực hiện đúng Điều 30 Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và khoản h Tiêu chuẩn số 02, mục 03 Tiêu chuẩn số 05, Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành 3 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Bên cạnh đó, xác định giá trị cổ phiếu tại thời điểm 31/12/2012, trên cơ sở báo cáo tài chính năm 2012 của 03 doanh nghiệp nêu trên, nhưng không xác định thời gian hiệu lực của kết quả thẩm định giá (các doanh nghiệp này thực hiện thoái vốn vào năm 2014, 2015) là chưa thực hiện đúng Điều 32 Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá số 05 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính; thoái vốn chưa có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư của 03 đơn vị và thực hiện chuyển nhượng vốn tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt và Công ty cổ phần Toa xe Hải Phòng theo hình thức chào bán cạnh tranh khi chưa thực hiện đấu giá công khai là chưa thực hiện đúng khoản 2, mục b khoản 4 Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần được Tổng công ty Đường sắt Việt nam thực hiện công khai theo quy định.

Để xảy ra tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc VNR, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Thương.​

Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) có tiền thân là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập năm 2000. CTS chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2009. Các mảng kinh doanh của Công ty bao gồm môi giới, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, bảo lãnh phát hành dưới sự hỗ trợ của Công ty mẹ là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2024, Chứng khoán Ngân hàng Công thương ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 899 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Công ty chứng khoán này ghi nhận lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN đạt gần 173 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin