Chi tiêu với hạn mức gấp nhiều lần tiền trong tài khoản bằng thẻ tín dụng. Dễ dàng, nhưng bạn thì rơi vào vòng nợ luẩn quẩn còn tổ chức phát hành hưởng lợi không ngừng.
Thẻ tín dụng: lời mời dễ dãi
Không cần các khoản thế chấp, không cần phải dè sẻn tiết kiệm
hàng năm, bạn vẫn có thể mua nhà, mua xe, trả tiền sinh hoạt phí, mua sắm đồ đạc
đắt tiền, đi du lịch,…
Chỉ cần có một khoản thu nhập hàng tháng chứng minh là bạn
có khả năng tài chính và thanh toán một số nhỏ trong khoản nợ của mình bạn sẽ
tiếp tục được tiêu.
Đây chính là lời mời hấp dẫn của thẻ tín dụng.
Rất tiếc, bạn lại không phải là người hưởng lợi thật sự
Bạn sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của những khoản nợ, trong khi
các nhà phát hành lại hưởng lợi không ngừng.
Nguồn lợi tức chính của nhiều ngân hàng không phải là cho
các công ty lớn vay muợn hàng trăm triệu dollars để thu lời mà do tiền lời và lệ
phí thu được từ các thẻ tín dụng .
Mức thu lời này thậm chí lên đến 100%. Ví dụ ngân hàng cấp
cho bạn thẻ tín dụng với giới hạn tiêu dùng (credit line) là 500 USD
và phí hàng năm là 79 USD, tiền lãi một năm là 19.9%. Nếu bạn tiêu quá 500 USD
thì tiền lời sẽ là 26.5%/năm.
Mỗi lần vuợt qua giới hạn sẽ bị phạt 39 USD /lần, bạn trả trễ
cũng bị phạt 39 USD/lần. Thử cộng lại bạn sẽ thấy đã tốn bao nhiêu tiền cho
ngân hàng?
Khi nền kinh tế phát triển ổn định, bạn có khả năng thanh
toán, các ngân hàng còn thu về khoản tiền lớn nhờ việc chứng khoán hóa các khoản
nợ của bạn và bán cho các nhà đầu tư. Ví dụ họ có thể phát hành trái phiếu dựa
trên khoản nợ của bạn.
Và câu hỏi là trong tình hình suy thoái kinh tế như hiện
nay, thị trường thẻ tín dụng sẽ như thế nào?
Câu trả lời bạn vẫn tiếp tục là đối tượng chịu thiệt nhiều
hơn.
Hãy nhìn vào Mỹ, thị trường thẻ tín dụng ở đây vẫn có động lực
phát triển mạnh.
Bạn sẽ thấy một vòng luẩn quẩn, mỗi ngày, Người Mỹ, đối mặt
với thất nghiệp và suy thoái kinh tế, không còn cách nào khác ngoài việc sử dụng
thẻ tín dụng để trang trải cho những chi phí tất yếu ngày càng tăng như thuê
nhà, thực phẩm, chăm sóc y tế,…
Theo số liệu của Fed, tổng số nợ từ việc sử dụng thẻ tín dụng
của công dân Mỹ đạt mức 951 tỷ USD trong năm 2008. Con số này sẽ còn tăng cao
khi càng ngày càng nhiều người phải tìm đến tấm thẻ nhựa để trang trải các chi
phí cho cuộc sống.
Khoảng 30% tổng số nợ trên thuộc về những người có khả năng
chi trả thấp, kéo theo rủi ro trì hoãn lớn. Trì hoãn thanh toán nợ thẻ tín dụng
đang tăng và có thể sẽ đạt mức 10% trong 2009 .
Và khi không nhận được thanh toán đúng hạn và để bù đắp thua
lỗ trong những lĩnh vực khác, ngân hàng sẽ tăng lãi suất, đặt ra mức phạt
cao, nhiều chi phí mới sẽ xuất hiện.
Trong nhiều năm, các công ty phát hành thẻ tín dụng tiếp tục
tìm cách tăng lợi nhuận với danh mục phí ngày càng dài. Phí trả muộn, phí rút
tiền trước hạn, phí rút tiền quá mức cho phép.
Trong 2007, các tổ chức tín dụng thu hơn 18 tỉ USD từ phí và
các mức phạt. Gần đây, JPMorgan Chase, tổ chức cho vay tín dụng đứng đầu ở Mỹ,
bắt đầu thu thêm 10 USD mỗi tháng từ những khách hàng giữ mức cân bằng tài khoản
lớn trong một thời gian nhất định.
Trong khi đó, lãi suất tiếp tục tăng. Đầu tháng, Citibank
khuyến cáo khách hàng lãi suất sẽ tăng lên mức 29.99 % nếu một khoản thanh toán
bị thiếu hụt. Citibank đã từng tăng lãi suất 3%
đối với hàng triệu khách hàng than toán chậm. Capital One nâng lãi suất
cơ bản gần 6 điểm đối với khách hàng có lí lịch tín dụng tốt, trong khi
American Express tăng lãi suất từ 2-3% đối với phần lớn khách hàng.
Citibank cho biết việc nâng lãi suất là kết quả của “sai sót
nghiêm trọng trong phân phối vốn” và để quản lí những rủi ro này, Citi phải
thay đổi mức giá cho một số đối tượng khách hàng. Còn theo lý giải của American
Express, nâng lãi suất là cần thiết để bù đắp cho tăng trong chi phí hoạt động.
Nợ chồng lên nợ, thanh toán trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Và cách khác đối mặt với trì hoãn thanh toán, các ngân hàng
tìm cách “sáng tạo” để tạo ra doanh thu và duy trì “vẻ đẹp” của bảng cân đối kế
toán.
Nợ thẻ tín dụng thường xuyên được “gói gọn” và chuyển thành
“nợ tín dụng phải thu”, gói hàng này sẽ được bán lại cho các nhà đầu tư tìm kiếm
sản phẩm mới để tạo lợi nhuận.
Thị trường cho các sản phẩm tài chính hỗ trợ bởi nợ thẻ tín
dụng có giá trị 365 tỷ USD trong 2008.
Sức hấp dẫn của thị trường này tạo ra động lực cho các công
ty tiếp tục cấp thẻ cho khách hàng với mức rủi ro trì hoãn cao, kết quả là nợ
tín dụng ngày càng tăng mạnh.
Chỉ có điều, nợ tạo ra từ những sản phẩm này sẽ khó thanh
toán hơn, độ trì hoãn thanh toán tăng lên, ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất.
Vòng luẩn quẩn trên lại tiếp tục rộng ra.
Bạn sẽ nghĩ các ngân hàng, tổ chức phát hành thẻ, các sản phẩm
phái sinh từ nợ tín dụng sẽ nguy?
Nhưng sự thật là nhiều trong số những ngân hàng nâng lãi suất
đã nhận hàng tỷ đô la từ gói cứu trợ kinh tế. Citibank nhận 45 tỷ USD, Bank of
America nhận 45 tỷ USD, JPMorgan 25 tỷ USD, AmEx 3.4 tỷ USD, Capital One 3.6 tỷ
USD và Discover 1.2 tỷ USD.
Hơn thế nữa, American Express và Discover đã chuyển đổi thành tập
đòan ngân hàngđể nhận được tiền cứu trợ.
Và quan trọng là những đồng tiền này không đem lại điều gì mới,
các ngân hàng vẫn tiếp tục gây áp lực lên khách hàng với điều kiện kinh tế khó
khăn.
Thị trường thẻ tín dụng, khủng hoảng kinh tế là con đường
hai chiều. Khó khăn đối với người sử dụng, nhưng lại là thuận lợi cho các tổ chức
phát hành thẻ và thị trường phái sinh dựa trên nợ tín dụng cá nhân.
Tuy nhiên giống như các sản phẩm phái sinh khác với mức rủi
ro không thể kiểm soát, thị trường này sẽ có điểm kết thúc.
Nhưng lúc nào? Khó có thể nói, khi Fed vẫn tiếp tục bơm tiền
để “ổn định” hệ thống tài chính và điều kiện kinh tế ở các lĩnh vực khác ngày
càng xấu, thẻ tín dụng và các sản phẩm phái sinh sẽ còn phát triển mạnh.
Kim Phụng