Thị trường biến động mạnh, dòng tiền “trú” ở đâu?

Tuần qua, thị trường tài sản có những biến động đáng kể. Bitcoin lao dốc, vàng giảm sốc, dòng tiền đang đổ mạnh vào chứng khoán. Trong khi đó, ngân hàng vẫn… lãi lớn.

Giá vàng giảm "sốc", lãi suất ngân hàng quá thấp, tiền rẻ "trú" vào đâu?
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bitcoin lao dốc về mốc 33.000 USD: Đã đến chu kỳ giảm?

Theo Reuters, vào phiên giao dịch đầu tuần, giá Bitcoin đã giảm xuống còn 33.447 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 6/1. Đồng Ethereum thường di chuyển song song với bitcoin cũng đã giảm tới 20% xuống mức thấp nhất trong một tuần là 1.007,51 USD.

Nguyên nhân các đồng tiền điện tử lao dốc là do lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao đã hỗ trợ đồng USD hồi phục so với các loại tiền tệ khác. Điều này khiến đồng tiền USD trở nên hấp dẫn hơn.

Trên trang coinmarketcap, giá Bitcoin ở dưới 35.000 USD, thấp hơn khoảng 16% so với mức đỉnh 42.000 USD mà đồng tiền điện tử này đạt được vào cuối tuần trước đó.

Nếu đà giảm này tiếp tục thì đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp kể từ đỉnh cao. Tuy vậy, mức giá này vẫn cao hơn khoảng 1.000% so với mức thấp nhất trong một năm là 3.850 USD một Bitcoin vào tháng 3/2020.

Mối quan tâm đối với đồng Bitcoin tăng mạnh khi các nhà đầu tư có tổ chức bắt đầu mua vào mạnh. Trước đó, hôm 5/1, các chiến lược gia của JPMorgan đã cho rằng, Bitcoin đang nổi lên như một đối thủ của vàng và có thể đạt tới mức 146.000 USD/Bitcoin nếu nó trở thành một tài sản trú ẩn an toàn.

Còn nhà đầu tư chứng khoán người Mỹ Peter Schiff và chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini thì cho rằng, Bitcoin như là một tài sản đầu cơ không có giá trị và thị trường bong bóng này có khả năng sẽ nổ vào một thời điểm nào đó.

Giá vàng giảm sốc, “tháo chạy” khỏi kênh trú ẩn an toàn

Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/1, giá vàng SJC tại Hà Nội qua niêm yết của một số doanh nghiệp vàng lớn ở mức 54,65 triệu đồng/lượng (mua vào) – 55,4 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và bán buôn.

Các mức giá này giảm mạnh mỗi chiều 650.000 đồng/lượng và 600.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần trước đó.

Tại TP Hồ Chí Minh, giá vàng SJC qua niêm yết của doanh nghiệp ở mức 54,75 triệu đồng/lượng – 55,4 triệu đồng/lượng, giảm mỗi chiều 550.000 đồng/lượng và 600.000 đồng/lượng.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết đang xuất hiện nhiều yếu tố khiến giới giao dịch đa dạng hóa dòng đầu tư chứ không chỉ tập trung vào vàng .

Xu hướng tăng mạnh của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã khiến vàng không còn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Edward Moya cho hay: “Bạn có thể thấy rằng thị trường trái phiếu đang chứng kiến một số dòng chảy mạnh và điều đó đang lấy đi một phần sức hấp dẫn từ vàng”.

Tiền “điên cuồng” đổ vào chứng khoán: Cứ mua là thắng!

Trái ngược với vàng và Bitcoin, thị trường chứng khoán lại có một khởi đầu thuận lợi đầu năm mới 2021.

Nhìn lại tuần vừa qua, VN-Index tăng tổng cộng 26,51 điểm tương ứng 2,27% với 273 mã tăng giá, 106 mã giảm; HNX-Index 8,07 điểm tương ứng 3,71% với 192 mã tăng, 95 mã giảm

Riêng ở phiên giao dịch ngày 15/1, diễn biến trên thị trường rất sôi động. Dễ thấy điều này qua con số thống kê chỉ có 581 mã không có thanh khoản, còn lại tới 699 mã tăng, 171 mã tăng trần so với 312 mã giảm, 32 mã giảm sàn.

Gần như nhà đầu tư “cứ mua là thắng”. Đặc biệt, vào cuối phiên sáng và đầu phiên chiều, khi lực chốt lời tăng cường, VN-Index xuống sát vùng 1190 điểm trước khi nơi biên độ tăng ở cuối phiên chiều. Như vậy, nhiều nhà đầu tư đã có lãi ngay trong phiên.

Cổ phiếu “bung nở” đua trần phủ sắc tím: HMG, HAX, TCM, TNT, TSC, AGR, AMD, FTM, TDG, VOS, CCL, DLG, HQC, VIP, TGG tăng trần và hầu như đều không còn dư bán.

Nỗi lo bong bóng tài sản lớn dần

Thị trường vừa qua chứng kiến dòng tiền lớn đổ vào thị trường bất động sản. Giá bất động sản nhiều nơi tăng mạnh. Thị trường chứng khoán liên tục lập kỷ lục, tăng “nóng”. Tiền ảo kỹ thuật số cũng “quấy đảo” thị trường…

Những tín hiệu trên cho thấy, dòng vốn rẻ một phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh, song cũng là yếu tố kích thích người dân đổ vào các kênh đầu cơ. Nỗi lo về bong bóng tài sản bắt đầu xuất hiện và ngày một lớn.

TS Quách Mạnh Hào – người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt Nam – Anh quốc tại Đại học Lincoln – cho rằng, lãi suất quá thấp sẽ kích thích hoạt động đầu cơ rủi ro ngoài sản xuất, tăng bong bóng tài sản.

Hơn nữa theo nhận định của ông Hào, việc nới lỏng chính sách tiền tệ không bao trùm nền kinh tế, người nghèo và doanh nghiệp nhỏ vẫn khó khăn. “Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán không thực sự phản ánh sự thịnh vượng của nền kinh tế”, ông Hào nhận định.

Theo ông Hào, chính sách tiền tệ và tài khóa vốn là chất xúc tác năm 2020 sẽ được thận trọng trong năm 2021.

Giới chuyên gia nhìn nhận, nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, Việt Nam vẫn có thể giảm lãi suất, thực hiện các gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế… Tuy nhiên, Việt Nam cần liên tục theo dõi, đánh giá để có giải pháp ứng phó nếu bong bóng tài sản xuất hiện .

Ngân hàng vẫn lãi “khủng”?

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lãi suất cho vay không giảm tương xứng là một trong những lý do giúp ngân hàng vẫn báo lãi khả quan trong năm 2020.

Biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng thậm chí còn được cải thiện từ nửa cuối năm 2020. Thu nhập lãi thuần của nhiều ngân hàng vẫn có tăng trưởng dương so với năm 2019.

Trong gần 10 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh cả năm, chỉ BIDV và Agribank ghi nhận lợi nhuận sụt giảm nhẹ, số còn lại vẫn duy trì mức tăng trưởng dương.

Vietcombank đạt 23.068 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương năm ngoái và vẫn là quán quân của ngành; VietinBank với tổng lợi nhuận riêng lẻ trước thuế đạt 16.450 tỷ đồng; Agribank đạt gần 13.000 tỷ đồng lợi nhuận; lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV đạt 9.017 tỷ đồng…

Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, MSB là ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận tới 94% so với năm 2019, ước đạt 2.500 tỷ đồng, hoàn thành 174% kế hoạch đặt ra.

MB có lợi nhuận tăng nhẹ 6,5% đạt gần 10.700 tỷ đồng; TPBank tăng 11% so với năm trước và vượt gần 8% so với kế hoạch.

Báo cáo thống kê về tình hình kinh doanh quý 3/2020 và 3 quý năm 2020 của 21 ngân hàng niêm yết do Công ty FiinGroup thực hiện cho thấy, khối ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng rất tốt trong quý 3/2020 với tổng thu nhập hoạt động tăng 10,8% và lợi nhuận sau thuế tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.

0316 nl Ngân hàng càng lớn, nợ xấu càng nhiều: Cần cách làm mới?

Theo ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, hệ quả từ dịch Covid-19 sẽ tiếp tục làm nợ xấu gộp đến cuối …

4204 tygia Tỷ giá năm 2021 có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận ngân hàng

Một loạt ngân hàng đã ghi nhận những khoản lợi nhuận “khủng” từ hoạt động giao dịch ngoại tệ trong 9 tháng đầu năm 2020. …

2857 lai14 Đằng sau con số lợi nhuận khủng của các nhà băng năm 2020

Lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lãi suất cho vay không giảm tương xứng là một trong những lý do giúp ngân hàng vẫn …

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin