Thị trường tích cực, doanh nghiệp bất động sản tăng “của để dành”

Thị trường tích cực, doanh nghiệp bất động sản tăng “của để dành”

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh chưa phản ánh được sự khởi sắc của thị trường, giá trị “của để dành” của các doanh nghiệp phát triển bất động sản đã ghi nhận những tín hiệu tích cực.

Theo thống kê của VietstockFinance từ 62 doanh nghiệp phát triển bất động sản (BĐS) trên HOSE, HNX và UPCoM, tổng giá trị của để dành (người mua trả tiền trước + doanh thu chưa thực hiện) tính đến 31/03/2024 đạt gần 102 ngàn tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.

Doanh nghiệp có lượng của để dành tăng mạnh nhất là CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) với gần 1.3 ngàn tỷ đồng vào cuối tháng 3, gấp hơn 2 lần so với đầu năm. Đây là số dư các khoản thanh toán theo tiến độ từ các khách hàng mua dự án BĐS tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Hải Yên.

Ông lớn CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) có giá trị của để dành tăng đáng kể với 23%, lên gần 44.8 ngàn tỷ đồng. Trong quý 1, VHM đã bàn giao Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 và Vinhomes Grand Park. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận trong quý 1/2024 thấp hơn cùng kỳ năm 2023, do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang trong quá trình xây dựng, Công ty dự kiến sẽ hoàn thành và ghi nhận trong các quý sau theo chuẩn mực kế toán.

10 doanh nghiệp có của để dành tăng nhiều nhất trong 3 tháng đầu năm 2024 (Đvt: Tỷ đồng)

Q12024 KQKD bds cua de danh tang

Nguồn: VietstockFinance

Không chỉ tăng trưởng, giá trị của để dành của VHM cũng đứng đầu ngành. Với gần 44.8 ngàn tỷ đồng, đây là giá trị của để dành lớn thứ hai tại một thời điểm của VHM từ khi niêm yết đến nay, chỉ thua thời điểm 31/12/2022 với gần 63.4 ngàn tỷ đồng.

10 doanh nghiệp có của để dành lớn nhất tại thời điểm 31/03/2024 (Đvt: Tỷ đồng)

Q12024 KQKD bds cua de danh lon

Nguồn: VietstockFinance

Ngay sau VHM là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) với 19.6 ngàn tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 3/2024, tăng 2%.

q12024 kqkd bds cua de danh nvl

Nguồn: VietstockFinance

CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) góp mặt ở vị trí thứ tư với hơn 4.4 ngàn tỷ đồng, tăng 9%. Số tiền người mua trả trước tăng đáng kể từ 3.8 ngàn tỷ đồng lên hơn 4.2 ngàn tỷ đồng, trong đó số tiền từ khách hàng mua bất động sản là hơn 3.5 ngàn tỷ đồng, còn lại đa phần là khoản nhận tạm ứng chuyển nhượng cổ phần.

Một doanh nghiệp đáng chú ý khác là CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) ghi nhận của để dành tăng 13%, lên hơn 2.7 ngàn tỷ đồng. Khoản để dành của KDH tăng đáng kể trong bối cảnh Công ty đã mở bán dự án The Privia (quận Bình Tân, TPHCM), dự kiến trong năm nay sẽ bàn giao cho khách hàng.

Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp có giá trị của để dành đi lùi sau 3 tháng đầu năm 2024. Giảm mạnh nhất là CTCP Đầu tư Văn Phú – INVEST (HOSE: VPI) với 76%, còn 248 tỷ đồng, trong khi đầu năm có hơn 1 ngàn tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm do Công ty không còn ghi nhận khoản tạm ứng 700 tỷ đồng để mua phần vốn góp công ty con.

Khoản trả trước của dự án The Terra Bắc Giang giảm nhẹ từ 264 tỷ đồng xuống còn 235 tỷ đồng, còn dự án The Terra An Hưng tăng từ 749 triệu đồng lên gần 1.4 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) cũng ghi nhận của để dành giảm 16%, còn gần 1.6 ngàn tỷ đồng. Trong đó, số tiền cá nhân mua căn hộ trả trước là hơn 1.4 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 17% so với đầu năm. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ 31/12/2020 đến nay.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT DXG – ông Lương Trí Thìn cho biết, năm nay hoạt động chủ yếu của Công ty là tiếp tục bàn giao Opal Skyline và xây dựng nhà tại Gem Sky World.

10 doanh nghiệp có của để dành giảm nhiều nhất sau 3 tháng đầu năm 2024 (Đvt: Tỷ đồng)

Q12024 KQKD bds cua de danh giam

Nguồn: VietstockFinance

Trái ngược với của để dành, tổng lượng tiền nắm giữ (tiền mặt + tiền gửi ngắn hạn) tại 62 doanh nghiệp trên sàn tại thời điểm 31/03/2024 lại giảm 12% so với cuối năm trước, còn gần 40 ngàn tỷ đồng.

Như thường lệ, VHM vẫn là doanh nghiệp có trữ lượng tiền lớn nhất với gần 13.2 ngàn tỷ đồng, nhưng giảm đến 27% so với đầu năm. Xếp sau là Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (UPCoM: SNZ) với hơn 4 ngàn tỷ đồng, sau khi tăng 33%.

Đáng chú ý nhất là DXG khi ghi nhận đến gần 1.5 ngàn tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, nếu xét trong vòng 5 năm trở lại đây (từ năm 2019), lượng tiền này của DXG vẫn thua thời điểm 31/12/2021 (với hơn 3 ngàn tỷ đồng) và 31/12/2020 (với gần 2 ngàn tỷ đồng).

10 doanh nghiệp có tiền mặt nhiều nhất tại thời điểm 31/03/2024 (Đvt: Tỷ đồng)

Q12024 KQKD bds cua de danh tien mat

Nguồn: VietstockFinance

Hà Lễ

FILI

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin