Chiến lược mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu vượt đỉnh trong quá khứ, thoạt nghe có vẻ rủi ro, nhưng trong giai đoạn từ năm 2015 nhiều nhà đầu tư kiếm bộn tiền từ việc đầu tư theo chiến lược này với những mã cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
Với chiến lược này, nhà đầu tư chọn ra các cổ phiếu cơ bản tốt, tăng trưởng đều hoặc đột biến về doanh thu và lợi nhuận, lãi cơ bản trên cổ phiếu cao, với mức cổ tức đều đặn hàng năm cao và điều quan trọng là thông tin doanh nghiệp phải minh bạch, đội ngũ lãnh đạo thực sự có tâm với doanh nghiệp.
Sau khi lựa chọn ra các cổ phiếu với các tiêu chí trên, nhà đầu tư bắt đầu quan sát giao dịch, khi có tín hiệu kỹ thuật khối lượng giao dịch lớn giá tăng mạnh vượt đỉnh quá khứ thì bắt đầu mua vào bằng vốn ban đầu của mình. Khi giá cổ phiếu đã tăng vượt quá mức giá mua ban đầu những phiên điều chỉnh lại tiếp tục sử dụng margin tiếp tục mua vào.
Thông thường lựa chọn ra các cổ phiếu có các chỉ số cơ bản tốt không khó, việc khó nhất là thời điểm chốt lời. Để không bị bán hớ những nhà nhà đầu tư theo chiến lược này không quan tâm đến giá cổ phiếu đã tăng bao nhiêu trong quá khứ và không bao giờ đoán đỉnh. Họ chỉ bán cổ phiếu khi doanh nghiệp không còn tăng trưởng, thể hiện ở kế hoạch và kết quả kinh doanh năm thấp hơn năm trước, ngành nghề kinh doanh không còn tăng trưởng.
Đây là chiến lược giúp nhà đầu tư có thể giữ được cổ phiếu tránh những biến động giá hàng ngày trên thị trường. Tuy nhiên, điều này thuận lợi hơn khi thị trường chung đang trạng thái tăng dài hạn (Uptrend).
Chiến lược mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu vượt đỉnh trong quá khứ, thoạt nghe có vẻ rủi ro, nhưng trong giai đoạn từ năm 2015 nhiều nhà đầu tư kiếm bộn tiền từ việc đầu tư theo chiến lược này với những mã cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (CTD) là một ví dụ điển hình cho sự thành công khi nhà đầu tư áp dụng chiến lược giao dịch này, trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay cổ phiếu này liên tục tăng và dường như chưa tìm thấy đỉnh. Doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh cực kỳ ấn tượng.
Năm 2015, CTD ghi nhận doanh thu đạt 13.669 tỷ đồng tăng 79,1% so với cùng kỳ và tăng 148% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 666 tỷ đồng ( tăng103% so với cùng kỳ) nhờ vào sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường bất động sản phân khúc nhà ở cao cấp.Lãi cơ bản trên cổ phiếu CTD đạt năm 2015 đạt 14.700 đồng, cổ tức hàng năm đều ở mức 30%.
Diễn biến giá CTD trong 1 năm qua
Trong vòng 1 năm nay, giá cổ phiếu CTD đã tăng từ 70.000 đồng lên đến hơn 200.000 đồng một cổ phiếu (tăng hơn 185%)ngoài ra cổ đông còn nhận được một khoản cổ tức 5.500 đồng/ cổ phiếu được thanh toán vào ngày 20/05/2016. Như vậy, nếu nhà đầu tư áp dụng chiến lược giao dịch mua và giữ sẽ thu một khoản lợi nhuận rất lớn với cổ phiếu này.
Một ví dụ khác là cổ phiếu VCS của CTCP Vicostone.
Diễn biến giá VCS trong 1 năm qua
Năm 2015, Vicostone đạt 404,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế – tăng 90,87% so với năm 2014. Hàng năm, công ty này trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ từ 20% trở lên. Quý 1 năm 2016 công ty công bố kết quả kinh doanh với doanh thu thuần đạt hơn 713,9 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế quý I/2016 đạt hơn 143 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước, lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 8.930 đồng.
Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm ngoái trở lại đây, giá cổ phiếu VCS tăng từ 20.000 đồng/ cổ phiếu lên 105.000 đồng/ cổ phiếu, tức tăng gấp 5 lần. Như vậy, chiến lược hợp lý là nhà đầu tư sử dụng chiến lược mua và nắm giữ khi giá cổ phiếu VCS vượt đỉnh và sử dụng margin mua thêm khi giá cổ phiếu điều chỉnh trong chu kỳ tăng dài hạn.
Ngoài hai thí dụ điển hình trên, trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây nếu nhà đầu tư áp dụng chiến lược mua các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt và nắm giữ trong thời gian dài như cổ phiếu CAV, PTB, KSB, HSG, HPG, VNM … sẽ mang lại khoản lợi nhuận tương đối.