Cua ghẹ tuy giàu đạm, ăn ngon miệng, lỡ miệng ăn hơi nhiều cũng không sợ béo nhưng không phải ai cũng ăn được cua.
Cua ghẹ có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ cần ăn một con nhỏ cũng có thể cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể con người. Cụ thể:
1. Thịt cua giàu protein nhưng lại ít chất béo
Lượng calo của thịt cua ghẹ chỉ là 122 calo trên 100g, tương đương với ức gà mà những người tập thể hình rất thích ăn.
Protein chất lượng cao của cua có chứa các axit amin, có thể làm tăng khả năng miễn dịch của tế bào bạch huyết, đồng thời giúp các cơ quan nội tạng, cơ và tóc phục hồi và hoạt động tốt. So với các loại thịt khác, thịt cua không có mô liên kết và được tiêu hóa tốt hơn, là nguồn cung cấp protein tốt cho mọi lứa tuổi.
2. Có nhiều nguyên tố vi lượng
Thịt ghẹ có rất nhiều các nguyên tố vi lượng, trong đó canxi và phốt pho có hàm lượng cao nhất. Trong cơ thể con người, canxi là thành phần chính của răng và xương, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc co cơ và dẫn truyền thần kinh.
Phốt pho có thể giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, đồng thời là nguyên tố vi lượng hỗ trợ sản xuất canxi và giúp duy trì xương chắc khỏe. Hàm lượng kẽm trong cua cũng rất cao, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
3.Thịt cua có cả Omega-3
Ngoài cá, cua ghẹ còn chứa nhiều axit béo không no Omega-3 có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, tránh tắc nghẽn động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đồng thời duy trì sức khỏe não bộ và trì hoãn quá trình lão hóa. DHA trong Omega-3 có vai trò chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh trong mắt, bổ sung Oemga-3 vừa phải sẽ giúp bảo vệ võng mạc.
4 nhóm người không nên ăn cua
Ghẹ tuy có nhiều lợi ích nhưng nó là thực phẩm chứa nhiều purin, trong đó ghẹ vàng có hàm lượng cholesterol cao nên có 4 nhóm người không nên ăn.
1. Người bị dị ứng
Ghẹ thuộc loài giáp xác, giáp xác chiếm 1,5% trường hợp dị ứng thức ăn ở người lớn, một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân gây dị ứng là do chất “troponin”. Ngoài phát ban, bệnh suyễn nặng và khó thở cũng có thể xảy ra nếu người bị dị ứng ăn phải thịt cua ghẹ. Nếu ban đầu bạn bị dị ứng với động vật giáp xác như cua, tốt hơn là bạn nên ăn ít hoặc không ăn là tốt nhất.
2. Bệnh nhân tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh gút
Cua ghẹ chứa nhiều cholesterol và những người mắc bệnh tim mạch tốt nhất không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, ghẹ là thực phẩm chứa nhiều purin, nếu bạn là bệnh nhân gút mà muốn ăn thì vẫn phải ăn điều độ.
3. Người có dạ dày kém
Ghẹ là loại thực phẩm có tính lạnh, nếu người có dạ dày kém ăn nhiều có thể bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Nếu thực sự muốn ăn, bạn có thể cho thêm gừng hoặc tía tô… và các nguyên liệu có tính ấm khác vào đun cùng để giảm ảnh hưởng của tính lạnh mà ghẹ mang lại.
3 điểm chú ý khi ăn cua ghẹ
Ghẹ tuy thơm ngon, bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai cách có thể gây khó chịu cho cơ thể hoặc làm “bùng nổ” calo.
1. Chọn cua tươi
Cua sinh trưởng trong bùn cát, là vật hiến sinh ở biển, trong cơ thể có rất nhiều vi khuẩn và vi sinh vật. Sau khi cua chết, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi, trong cơ thể sẽ hình thành một lượng lớn vi khuẩn và chất độc. Nó có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, chóng mặt, tức ngực và buồn nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp… và các triệu chứng khác.
Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên chọn mua và tiêu thụ cua ghẹ còn tươi sống.
2. Tránh chế biến các món nhiều dầu mỡ
Ghẹ tuy ngon nhưng nếu nấu với nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn hấp thụ quá nhiều calo vào cơ thể! Khi ăn cua ghẹ tốt nhất nên tránh các cách chế biến chiên, xào, nêm nếm nhiều sẽ không thể cảm nhận hết độ tươi của cua. Hấp từ 8-10 phút là cách chế biến hoàn hảo nhất, vừa giữ được vị ngọt của cua, mà còn không gây ra gánh nặng cho cơ thể.
3. Không ăn những phần này
Ghẹ sống bằng cách ăn thịt ôi thiu, có thể có một số lượng lớn vi khuẩn ẩn trong các cơ quan tiêu hóa, tốt nhất nên rửa sạch trước khi ăn. Các bộ phận như mang cua, bao tử cua, tim cua, ruột cua nên loại bỏ!
Nguồn tham khảo và ảnh: Sohu, Eat This, Healthline