‘Thợ săn sử bịa’ chỉ cách truy lùng lịch sử bịa đặt, tin giả

Theo Teeuwisse việc tìm kiếm và truy lùng lịch sử bịa đặt có thể khá phức tạp, nhưng có một số mẹo có thể giúp chúng ta tìm hiểu xem nội dung nào đó được chia sẻ trực tuyến có phải là sự thật hay không.

snapedit 1730350247503

Trong cuốn Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, tác giả Jo Hedwig Teeuwisse – nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Hà Lan, người được biết đến với cái tên The fake history hunter (Thợ săn sử bịa) – đã đưa ra những cảnh báo với độc giả về những “bằng chứng” giả tạo đang lan truyền trên Internet.

Tác giả cũng đưa ra 101 câu chuyện chúng ta luôn tin nhưng thực ra lại chưa từng xảy ra trong lịch sử. Trong số này có những câu chuyện được xem là biểu tượng của lịch sử nhưng chỉ là những câu chuyện được bịa đặt tinh vi như: Napoléon Bonaparte bắn đứt mũi tượng Nhân Sư; Hugo Boss thiết kế đồng phục của Đức Quốc xã; Người Victoria có bộ dụng cụ săn ma cà rồng; Người châu Âu thời Trung cổ rất bẩn thỉu, phải được người Moor dạy về vệ sinh cơ bản và xà phòng; Kiểu chào của Đức Quốc xã có nguồn gốc từ La Mã; Hitler đã phát minh ra đường cao tốc…

Đặc biệt, trong khuôn khổ của cuốn sách tác giả còn chỉ ra cho chúng ta một số mẹo để kiểm định bất kỳ câu chuyện lịch sử mà ta bắt gặp. Từ đó, xác định tính đúng sai của các nguồn thông tin, giúp chúng ta an toàn trong thời buổi bùng nổ của tin tức như ngày nay.

Tho san su bia anh 1

Sách Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Ảnh: Thái Hà Books.

Kiểm tra trích dẫn

Mẹo đầu tiên tác giả muốn chỉ cho chúng ta là cách kiểm tra các các trích dẫn. Thông thường,khi phát hiện ra một câu trích dẫn của một nhân vật lịch sử mà bạn không tin tưởng, thì việc tìm xác thực câu trích dẫn này có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian, công sức khảo cứu.

Tuy nhiên, theo tác giả sách, có không ít trang web chuyên về trích dẫn đã làm công việc này cho chúng ta rồi. Do vậy, khi phát hiện một trích dẫn mà bạn không tin tưởng, bạn có thể tìm kiếm nó bằng cách truy cập vào: quoteinvestigator; www.wikiquote.org

Hoặc bạn có thể tra cứu chúng ở một trong những cuốn sách sau: The New Yale Book of Quotations (tạm dịch: Sách trích dẫn mới của Yale), do Fred R. Shapiro biên tập; Hemingway Didn’t Say That (tạm dịch: Hemingway đã không nói thế), của Garson O’Toole.

Nếu các trang web và đầu sách ở trên không thể giúp ích, thì bạn có thể tra cứu một số nguồn chi tiết hơn. Ví dụ: một số nhân vật lịch sử nổi tiếng có sách và trang web dành riêng cho họ. Chẳng hạn như Churchill: winstonchurchill

Và nếu vẫn gặp khó khăn, thì bạn có thể hỏi trực tiếp tác giả trên mạng xã hội X hoặc gửi một email đến Quote Investigator.

Kiểm tra ảnh

Mẹo thứ hai, là kiểm tra hình ảnh. Theo tác giả, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã có kinh nghiệm khảo cứu và phân tích hình ảnh, vì khi ấy, bạn có thể chỉ cần nhìn vào một bức ảnh và biết rằng nó không phải từ những năm 1920 mà thực ra là từ những năm 1930 chẳng hạn.

Bạn sẽ chú ý đến thời trang, kiểu tóc, cách chụp ảnh, độ tuổi của các công trình kiến trúc.. để cảm nhận được có điều gì đó không ổn. Nhưng nếu bạn không làm như vậy hoặc nếu bạn cần chứng minh cho người khác thấy rằng điều đó sai, thì cách dễ nhất, nhanh nhất để tìm ra câu chuyện đằng sau một bức ảnh là đưa nó vào công cụ tìm kiếm trên Internet. Một số những trang tác giả sách sử dụng: tineye.com; google.nl/imghp; yandex.ru/images ; bing.com/images…

Theo tác giả, tất cả những gì bạn phải làm là kéo bức ảnh đáng ngờ vào tùy chọn tìm kiếm và những công cụ này sẽ tìm kiếm nó ở mọi nơi trên Internet. Tác giả đã dùng cả bốn trang này vì chúng đều có kết quả và chất lượng khác nhau. Điều quan trọng nhất là những trang web này có thể giúp ta tìm thấy hình ảnh được tải lên sớm nhất.

Một điểm cực kỳ hữu ích nữa là những công cụ này có thể tìm thấy phiên bản có độ phân giải lớn nhất của bức ảnh trên Internet. Điều này không chỉ có thể dẫn chúng ta đến người sở hữu hình ảnh gốc, mà còn cho phép ta nghiên cứu nó chi tiết hơn.

Thông thường, những tìm kiếm này sẽ dẫn bạn đến một trang web của công ty bán ảnh; chúng có thể là một kho thông tin quý giá về những hình ảnh cũ. Nhưng theo tác giả, bạn hãy cẩn thận – đôi khi họ cũng có những mô tả không chính xác và cũng không quan tâm đến việc sửa chúng.

Cũng theo tác giả, đôi khi cuộc điều tra sẽ đưa bạn đến những trang web đã không còn tồn tại trên Internet từ lâu. Nhưng có một trang web đã lưu trữ hàng triệu website trong nhiều năm và bạn có thể kiểm tra kho lưu trữ trực tuyến của nó. Trang web này là Internet Archive (archive.org/), và nó là cứu cánh cho các nhà khảo cứu.

Tuy nhiên, theo tác giả nguồn tốt nhất để tìm ra nguồn gốc của một bức ảnh là các viện bảo tàng cùng những cơ quan lưu trữ. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với những người đang sở hữu những kho lưu trữ trực tuyến lớn để kiểm tra, xác minh ảnh.

Tho san su bia anh 2

“Thợ săn sử bịa” Jo Hedwig Teeuwisse. Nguồn: historischnieuwsblad.

Chứng minh tuyên bố

Mẹo thứ ba là chứng minh các tuyên bố. Theo Teeuwisse một blog ngẫu nhiên, một trang web nào đó, một video TikTok hoặc YouTube hoàn toàn vô giá trị nếu nó không có trích nguồn.

Nếu bạn tìm thấy một bài viết hoặc có ai đó đang tranh luận với bạn, chia sẻ bài viết để cố gắng chứng minh họ sai, thì hãy đi thẳng đến cuối trang hoặc phần mô tả của video và tìm tài liệu tham khảo. Họ lấy thông tin này từ đâu? Làm sao chúng ta biết họ đang bịa đặt? Bằng chứng ở đâu?

Teeuwisse khuyên bạn hãy xem mọi tuyên bố giống như một cuộc điều tra tội phạm: bạn cần nhân chứng, hồ sơ, sách do các chuyên gia viết, bộ sưu tập bảo tàng…

Ngày nay, khi công nghệ đi kèm với vô số video có vẻ ngoài ấn tượng, hình ảnh được chỉnh sửa chuyên nghiệp và rất nhiều thông tin sai lệch, thì điều đặc biệt quan trọng là mọi người không những chỉ nên học cách kiểm tra tính xác thực của những gì mình được nghe, mà còn cả cách bác bỏ lịch sử bịa đặt, tin giả để chứng minh tuyên bố của chính mình.

Liên kết từ Wikipedia

Mẹo thứ tư là lần theo các liên kết từ Wikipedia. Chúng ta đều biết Wikipedia có thể dễ dàng bị sửa đổi bởi bất kỳ ai và không đáng tin cậy. Ngay cả người đồng sáng lập ra nó cũng nói như vậy. Tất nhiên là có thông tin sai lệch ở đó, nhưng thực tế là trang web này vẫn có giá trị, trung lập và cung cấp nhiều nguồn cũng như tài liệu tham khảo hơn hầu hết tất cả các blog hay bài viết ngẫu nhiên nào.

Theo kinh nghiệm của tác giả, về tổng thể, Wikipedia khá tin cậy. Tuy nhiên, bạn nên đối xử với nó như nó là một website tham khảo trực tuyến. Bạn có thể tìm thấy các bài viết về mọi thứ và hầu hết chúng đều có rất nhiều nguồn, tài liệu tham khảo cũng như các liên kết thú vị, có thể giúp bạn tiếp tục điều tra.

Tuy nhiên, theo tác giả dù bộ bách khoa toàn thư miễn phí này có thể là bước đầu tiên cho quá trình tra cứu, nhưng nó không phải là bước cuối cùng. Bắt đầu từ đó, tra cứu những nội dung cơ bản, ghi chú tên sách, tên các chuyên gia, lần theo các liên kết và đó mới là sự khởi đầu.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

‘Thợ săn sử bịa’ vạch trần 101 bịa đặt về lịch sử

Theo “Thợ săn sử bịa” Jo Hedwig Teeuwisse, có những câu chuyện bịa thật dễ dàng để vạch trần, nhưng cũng có nhiều câu chuyện phải tốn rất nhiều công sức để khảo cứu, điều tra.

Lịch sử tiến hóa, phát triển của loài người

Sách “Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” cho chúng ta biết quá trình phát triển của loài người qua những câu chuyện hấp dẫn xoay quanh các hiện vật tiêu biểu của Bảo tàng Anh.

Lịch sử nhân loại gắn chặt với lịch sử tự nhiên

“Trái đất chuyển mình: Một lịch sử chưa kể về nhân loại” của Peter Frankopan là tác phẩm khái quát lịch sử nhân loại gắn liền với lịch sử môi trường, khí hậu.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin