Khi bạn nỗ lực đi “hoàn thành” là khi đó bạn đã chiến thắng được sự trì hoãn, điều này tốt hơn nhiều so với việc cứ suốt ngày theo đuổi sự “hoàn hảo” mà luôn chần chừ không bắt đầu.
Thực ra thế giới này không có mấy ai quan tâm đến bạn, chỉ có bạn luôn chăm chăm quan tâm đến biểu hiện của bản thân.
Cá nhân tôi vô cùng thích phương châm của Facebook: hoàn thành tốt hơn hoàn hảo.
Có điều, không phải ai cũng có thể nỗ lực đi “hoàn thành”, bởi trong chúng ta lúc nào cũng ngự trị hai chữ “trì hoãn”, chiến thắng nó không phải điều dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Sau đây tôi muốn giới thiệu với các bạn phương pháp 5 bước giúp bạn từ một người luôn trì hoãn thành một người làm việc có hiệu quả
Bước 1. Ý thức
Một khi bắt đầu trì hoãn, “tự lừa dối mình” cũng sẽ theo đó mà xuất hiện, “Tí nữa mình sẽ làm”, “vẫn còn thời gian mà”, tất cả những suy nghĩ này sẽ hiện lên trong đầu bạn.
Bạn thông thường sẽ không bao giờ ngồi lại suy nghĩ xem những suy nghĩ đó có ổn không mà trực tiếp tiếp nhận nó. Chỉ khi ý thức được sự tồn tại của việc trì trệ bạn mới có thể khống chế và chiến thắng nó.
Có một mô hình nhận thức vô cùng có ích, gọi là mô hình ABCDE, môt hình này có thể giúp đỡ chúng ta. Nó được tạo ra bởi nhà tâm lý học người Mỹ Ellis, là một phương pháp giúp trị liệu hành vi tâm lý.
Ellis cho rằng: sự quấy nhiễu cảm xúc được gây ra không phải do sự phát sinh của sự việc mà là do cách nhìn không hợp lý của chúng ta đối với sự việc xảy ra.
Vậy mô thức này giúp chúng ta thay đổi tính trì hoãn ra sao?
A (aversive hoặc activating): Sự việc phát sinh
B(believe): Suy nghĩ của bạn đối với sự việc đó
C(consequence): Kết quả
D(disputing): Can thiệp, nhìn nhận lại, đồng thời thay đổi cách nhìn của bạn đối với sự việc này.
E(effect): Hiệu quả, tình hình sẽ được cải thiện.
Ví dụ, A là một nhiệm vụ, thứ 4 tuần sau phải nộp báo cáo; B là cách nghĩ của bạn đối với sự việc này “đợi đến thứ 3 tuần sau rồi làm”.
C là kết quả, nghĩa là thời gian một ngày thì rất gấp, nhưng bạn nghĩ là mình làm vậy là cố hết sức rồi, dù sao cũng dành cả một ngày để làm mà.
D là can thiệp, tức là chất vấn lại B, ví dụ “tại sao phải đợi đến thứ 3 mới làm”, “đợi đến thứ 3 mới làm thì tốt ở chỗ nào?” “làm như vậy lẽ nào không làm mình lo lắng hơn hay sao?”
Chú ý là suy nghĩ về B chứ không phải về A; sau khi suy nghĩ về B bạn sẽ được E, tức là bạn bắt đầu suy nghĩ lại:
“Sao lại phải trì hoãn tới tận thứ 3? Bây giờ làm có khi chỉ cần 3 tiếng là xong rồi, như vậy, mấy ngày tới mình không phải sẽ càng nhẹ nhõm hơn ư?”
Như vậy, B mới đã ra đời rồi.
Bước 2. Hành động
Hành động là cách khắc phục sự trì hoãn hiệu quả nhất,
Tôi phải thuyết trình định kỳ, nhưng không phải lúc nào cũng có động lực đi viết phương án, làm PPT. Vì vậy, tôi thường lựa chọn viết gì đó khi đang ngồi trên tàu cao tốc.
Hành trình thông thường là 4 đến 5 tiếng đồng hồ, tín hiệu điện thoại không tốt, nó giúp tôi toàn tâm toàn ý nghĩ mà không bị phân tâm.
Một khi đã mở máy tính ra và bắt đầu đánh chữ thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Bước 3. Điều chỉnh
Chúng ta đôi khi sẽ bị những chuyện lặt vặt làm phân tán sự chú ý, xem điện thoại, ăn hoa quả, làm việc nhà…. Lúc nào cũng bị những việc nhỏ nhặt làm trì hoãn việc quan trọng.
Lúc này bạn cần phải điều chỉnh lại tâm trạng của mình, ví dụ như dành ra 5 phút để tĩnh lại, không nghĩ linh tinh nữa.
Bên cạnh đó chúng ta cũng phải dùng phương pháp tâm lý để giúp mình thiết lập sự nhẫn nại và sự bền bỉ.
Sự nhẫn nại và sự bền bỉ giống như cơ bắp của chúng ta vậy, có thể hình thành thông qua quá trình luyện tập. Rất nhiều người thử phương pháp ngồi thiền, giống như Nan Huaichin một giáo viên tinh thần của Trung Quốc đương đại nói, khi chân của bạn sắp tê không chịu được nữa, vừa đau vừa căng, đó mới là thời điểm tốt nhất của việc luyện tập.
Khi nhẫn nại và bền bỉ đã được nội tâm hóa thành tính cách, bạn sẽ phát hiện ra cuộc sống của mình dường như đạt đến một “cảnh giới” khác.
Bước 4. Chấp nhận bản thân
Tiếp nhận bản thân cần bạn cho mình một vài đánh giá tích cực, nhìn thấy sự tiến bộ của mình đồng thời không ngừng khích lệ mình, lúc này bạn sẽ phát hiện ra mỗi một sự nỗ lực của mình đều có hiệu quả.
Khi bạn cho rằng mình không làm được thì bạn thực ra đã không làm được rồi.
Có một cuốn sách mạng tên “Sự kỳ diệu của chánh niệm”, chương mở đầu của cuốn sách dạy chúng ta cách ăn quýt, từ từ bóc hết vỏ quýt, lấy một múi bỏ vào miệng, cảm nhận vị ngọt của quả quýt, cuộc sống cũng tươi đẹp như vậy.
Những việc mà chúng ta làm trong cuộc sống hàng ngày, lúc tận hưởng nó cũng chính là lúc bạn làm nó vô cùng tốt.
Vì vậy, hãy học ách chấp nhận bản thân, thu nạp mình rồi sau đó bạn mới có thể thay đổi để trở nên tốt hơn.
Bước 5. Hiện thực hóa
Nếu bạn vượt qua sự trì trệ, mọi thứ sẽ được thực hiện theo kế hoạch, cuộc sống của bạn sẽ trở nên hoàn toàn khác.
Tự mình hiện thực hóa có nghĩa là bạn hoàn toàn tự do làm chủ thời gian của mình, không bị phân tâm bởi những việc nhỏ nhặt, dành thời gian cho những điều quan trọng đồng thời đưa ra những quyết định khách quan.
Có một loại trì trệ đó là sự việc rất quan trọng nhưng chúng ta lại luôn nghĩ rằng mình chưa chuẩn bị tốt cho nó, vì vậy cứ chần chừ không bắt đầu. Chủ nghĩa cầu toàn dẫn đến áp lực lớn. Lúc này, bạn có thể sử dụng lời hứa để ép mình đi hành động.
Có một phép ẩn dụ gọi là “ném ba lô qua tường”. Đời người sẽ gặp phải rất nhiều bức tường, khi bạn lựa chọn ném ba lô qua tường trước điều này có nghĩa là bạn đã cắt đứt mọi đường lui của mình, bắt buộc phải tiết về phía trước, buộc phải vượt qua thử thách.
Tiềm năng của con người là rất lớn và việc kích hoạt nó đòi hỏi một chút căng thẳng mỗi ngày. Thành công chưa bao giờ là chuyện một sớm một chiều, nhưng miễn là bạn đi đúng hướng và chăm chỉ, nó chắc chắn sẽ đến.
Chỉ có điều, trên con đường thành công, sẽ luôn có không chỉ 1 mà rất nhiều bức tường cao, và sự khác biệt giữa người và người đó là bạn có dám ném ba lô qua bức tường đó hay không.