Bưởi đã rất quen thuộc với chúng ta hằng ngày. Loại trái cây này thuộc họ múi, có nhiều tác dụng thần kỳ đối với cơ thể nên được sử dụng thường xuyên.
Mới đây, một cuộc khảo sát tại Úc cho thấy nếu ăn trái cây có múi thường xuyên sẽ giảm tới 50% tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư dạ dày; tương tự một kết quả nghiên cứu khác tại Nhật Bản cũng đưa kết quả, nếu ăn nhiều trái cây có múi sẽ giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan.
Tác dụng ngăn ngừa ung thư ở những loại trái cây có múi rất tốt. (Ảnh: The Spruce Eats)
Cam, quýt, chanh, bưởi là 4 loại trái cây chính trong họ múi được ưa chuộng hiện nay. Những loại trái cây này đều rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, zeaxanthin và β-carotene, hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ. Trong đó, bưởi được các chuyên gia khuyên dùng nhiều hơn cả bởi chính những tác dụng vượt trội mà nó mang lại.
Những tác dụng “tuyệt vời” quả bưởi mang lại là gì ?
1. Giảm cân
Trong 100g bưởi chỉ có 40 calo năng lượng, ít hơn đáng kể so với 116 calo trong 100g gạo hay 52 calo trong 100g táo. Với lượng calo thấp này, bưởi có tác dụng giảm cân rất tốt. Ngoài ra, khi ăn bưởi không đẩy mạnh quá trình tiêu hóa và hấp thụ mà sẽ làm tăng cảm giác no, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, đẩy nhanh quá trình giảm cân.
Bưởi là trái cây được khuyên dùng nhiều nhất trong họ múi. (Ảnh: Tasteofhome)
2. Giảm lượng đường trong máu và điều trị bệnh tiểu đường
Bưởi là trái cây nằm trong “top” được các bác sĩ khuyên dùng nhất đối với bệnh nhân có lượng đường trong máu cao hay đang mắc bệnh tiểu đường. Với lượng đường huyết (GL) mức 2, chỉ số đường huyết (Gl) là 25 cùng nhiều yếu crom dung nạp glucose, bưởi sẽ cải thiện đáng kể lượng đường trong máu, gián tiếp không để lượng đường tăng quá nhanh.
Bên cạnh đó, các nguyên tố vi lượng kali kết hợp với insulin có trong bưởi là một vị thuốc tốt cho những người bị bệnh mạch máu não, bệnh thận và bệnh tiểu đường. Vì vậy, người thường xuyên ăn bưởi không chỉ làm giảm lượng đường trong máu mà còn có thể hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường.
Bưởi có tác dụng phòng và điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. (Ảnh: Colorful plates)
3. Giảm áp suất, bảo vệ tim mạch
Bưởi chứa rất nhiều ion kali tác dụng bảo vệ hệ tim mạch, giảm huyết áp.Tất nhiên, không thể dùng bưởi để thay thế thuốc huyết áp, hạ đường huyết nhưng nếu bạn duy trì ăn bưởi đều đặn, hiệu quả của thuốc sẽ được tăng đáng kể.
Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng tăng cường thể lực. Ăn bưởi thường xuyên sẽ thúc đẩy cơ thể hấp thụ các nguyên tố như canxi và sắt. Đồng thời, axit folic tự nhiên có trong bưởi còn ngăn ngừa thiếu máu và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi sau khi mẹ bầu ăn.
Bưởi nên ăn vào giữa các bữa và không ăn khi bụng đói vào buổi sáng. Lượng bưởi không vượt quá 3 múi mỗi ngày, trung bình 2 múi mỗi ngày là thích hợp hơn.
Bưởi đỏ tốt hơn hay bưởi trắng tốt hơn?
Trên thực tế, dinh dưỡng ở các loại bưởi sẽ khác nhau, một số loại bưởi có nhiều vitamin C hơn. Một số loại bưởi có nhiều đường hơn, điều này còn tùy thuộc vào giống bưởi đó. Điểm khác biệt lớn nhất về mặt dinh dưỡng giữa bưởi đỏ và bưởi trắng chính là ở lượng β-carotene và lycopene.
Bưởi đỏ với trắng, loại nào tốt hơn. (Ảnh: Touion)
Màu đỏ của bưởi ruột đỏ chủ yếu do lycopene tạo nên, đây là một loại carotenoid, có tác dụng chống oxy hóa rất cao. Chất lycopene chứa trong bưởi đỏ tác dụng rất tốt để loại bỏ những tế bào gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư, nâng cao khả năng miễn dịch của con người. Bưởi đỏ chứa nhiều β-carotene và lycopene hơn bưởi trắng, nên khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch cũng mạnh hơn.
Chất lycopene này còn được tìm thấy ở các loại rau và trái cây sẫm màu khác như bí ngô, cà rốt, cà chua, xoài, lựu, mận và các loại thực phẩm khác có chứa lycopene. Vì vậy, nếu bạn muốn bổ sung thêm lycopene, có thể tham khảo thêm những loại quả này.
Tham khảo thêm lycopene ở nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. (Ảnh: eat-vegan.rocks)
Không ăn bưởi với những trường hợp nào?
1. Bệnh nhân cao huyết áp
Bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn bưởi. Nguyên nhân chủ yếu là do bưởi dễ bị kích ứng với các loại thuốc uống hàng ngày của bệnh nhân cao huyết áp, làm tăng nồng độ các loại thuốc này trong máu khiến huyết áp bệnh nhân không ổn định, sức khỏe rất dễ bị đe dọa.
2. Những người dùng các biện pháp tránh thai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thành phần trong bưởi không phù hợp với tác dụng của thuốc tránh thai. Bưởi sẽ cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào cơ thể khiến việc uống thuốc không còn tác dụng và dễ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
3. Người suy nhược cơ thể
Bưởi có tính lạnh, những người bụng yếu thường bị tiêu chảy sau khi ăn bưởi, còn những người cơ thể yếu có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu chất, nhiễm lạnh và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác trong cơ thể. Vì vậy, những người bụng dạ yếu, tiêu chảy, cơ thể lạnh không nên ăn bưởi.
Theo Toutiao