Ăn thức ăn không đảm bảo vệ, thương xuyên căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi. Các triệu chứng sẽ giảm dần sau vài ngày. Nhưng nếu cảm giác đầy hơi kéo dài quá lâu, có thể sức khỏe của bạn đang có vấn đề nghiêm trọng.
1. Rối loạn tiêu hóa
Đầy bụng là một dấu hiệu đầu tiên của bệnh rối loạn tiêu hóa. Dư thừa axit dạ dày, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích là những vấn đề tiêu hóa chủ yếu bạn có thể mắc.
2. Phù nề
Bụng và vùng chậu của cơ thể thường chứa nhiều chất lỏng. Vì vậy, đối khi sự tích tụ dịch dư thừa, nó sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó chịu.
3. Bệnh viêm vùng chậu
Đau ở vùng chậu kèm sốt và đầy bụng kéo dài là những dấu hiệu chính của bệnh viêm khung chậu. Bệnh có thể là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi cơ quan sinh sản của bạn bị nhiễm bệnh.
4. Bệnh Crohn
Nặng bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn mửa là dấu hiệu đường tiêu hóa của bạn bị rối loạn. Bệnh Crohn là dạng bệnh viêm ruột, loét thành trong của ruột non và ruột già. Bệnh Crohn có liên quan chặt chẽ tới một số bệnh mãn tính về đại tràng (viêm loét đại tràng) và chưa có thuốc chữa đặc hiệu.
5. Ung thư buồng trứng
Bụng đầy hơi dai dẳng cùng với triệu chứng đau vùng chậu cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư buồng trứng. Nguyên nhân của bệnh có thể do di truyền hoặc người phụ nữ không sinh con. Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.
6. Ung thư đường tiêu hóa
Các triệu chứng đau vùng bụng kéo dài kèm cảm giác buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, giảm cân không rõ nguyên nhân… là dấu hiệu điển hình của ung thư đường tiêu hóa… Khi bệnh phát triển đến giai đoạn năng, bệnh nhân có thể gặp thêm các triệu chứng táo bón, đi ngoài ra máu…
7. Bệnh gan
Triệu chứng đầy hơi, đau bụng kèm với vàng da, vàng mắt có thể là dấu hiệu của bệnh gan, đặc biệt là ung thư gan. Gan thường bị ảnh hưởng nếu bạn uống quá nhiều rượu, sử dụng thuốc quá nhiều. Các bệnh về gan nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành ung thư gan rất nhanh.