Vienna, thủ đô của Áo, đã đứng đầu trong bảng xếp hạng hàng năm về các thành phố đáng sống nhất thế giới, tiếp theo là Copenhagen của Đan Mạch và Zurich của Thụy Sĩ.
Một cuộc khảo sát do bộ phận nghiên cứu và phân tích của hãng truyền thông Economist (Economist Intelligence Unit/EIU) thực hiện, đã đánh giá 172 thành phố trên toàn cầu về mức độ đáng sống dựa trên hiệu quả hoạt động của các hạng mục khác nhau, bao gồm sự ổn định, chăm sóc sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
“Khái niệm về mức độ đáng sống rất đơn giản. Đó là sự đánh giá những địa điểm trên khắp thế giới cung cấp điều kiện sống tốt nhất hoặc tồi tệ nhất”, EIU viết trong báo cáo năm 2022.
Thông thường, các thành phố ở Bắc Mỹ và Tây Âu, cùng với Úc, New Zealand và Nhật Bản thường thống trị các vị trí đứng đầu danh sách. Năm nay cũng vậy, mặc dù đã có một số thay đổi quan trọng.
Mặc dù New Zealand đứng đầu danh sách vào năm ngoái nhưng kể từ khi biên giới nước này bị phong tỏa trong thời đại đại dịch nhằm giúp người dân trong nước có cuộc sống bình thường, New Zealand đã mất vị thế dẫn đầu trong bối cảnh hầu hết các hạn chế về mặt địa lý đã được dỡ bỏ trên toàn cầu.
Năm nay, Vienna đã trở lại vị trí số một, vị trí mà thành phố này từng đạt được vào các năm 2018 và 2019, sau khi các điểm tham quan văn hóa và giải trí của nước này mở cửa trở lại sau đại dịch.
EIU đo lường mức độ đáng sống bằng cách sử dụng một số yếu tố như sự ổn định chính trị, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng, được chấm với điểm số từ 1 đến 100 cho mọi thành phố.
Theo EIU, điểm 1 là ‘không thể chấp nhận được’, trong khi điểm 100 là ‘lý tưởng’. Nhìn chung, điểm số được cải thiện trên bảng xếp hạng năm nay, mặc dù điểm chỉ số tổng thể vẫn thấp hơn mức trước đại dịch.
Tình trạng bất ổn địa chính trị cũng ảnh hưởng đến danh sách năm nay, khiến các thành phố của Nga và Đông Âu rớt hạng. Thủ đô của Ukraine và thành phố đông dân nhất, Kyiv, đã bị biến mất hoàn toàn khỏi danh sách.
Dưới đây là top 10 thành phố trong bảng xếp hạng của EIU. Do một số thành phố được xếp hạng cùng vị trí cho nên các thành phố trong top 10 thực tế có tổng số hơn 10 thành phố:
1. Vienna
Một tác phẩm điêu khắc ở Vienna, Áo. Ảnh IC
Thủ đô và thành phố đông dân nhất của Áo đứng đầu danh sách năm nay sau khi tụt xuống vị trí thứ 12 vào năm 2021 do đã đóng cửa các điểm tham quan văn hóa của nước này vì các hạn chế do COVID gây ra.
“Sự ổn định và cơ sở hạ tầng tốt là nét quyến rũ chính của thành phố này đối với người dân, được hỗ trợ bởi dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt và nhiều cơ hội cho văn hóa và giải trí”, EIU viết trong báo cáo của mình.
Vienna cũng giữ vị trí số một trong danh sách xếp hạng của EIU trong các năm 2018 và 2019.
2. Copenhagen
Quang cảnh đường Nyhavn ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh IC
Năm ngoái, thủ đô của Đan Mạch đứng thứ 15 trong danh sách. Năm nay, Copenhagen đạt điểm 100 cho sự ổn định, giáo dục và cơ sở hạ tầng, đưa thành phố này lên vị trí hàng đầu.
3. Zurich
Trình diễn ánh sáng tại St Jakob-Kirche ở Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh China Daily/Agencies
Thủ đô của Thụy Sĩ đã lọt vào top 10 năm thứ hai liên tiếp, sau khi cán đích ở vị trí thứ bảy vào năm 2021.
4. Calgary
Quang cảnh Công viên Quốc gia Banff, gần Calgary, Canada. Ảnh IC
Có ba thành phố của Canada trong top 10 năm nay, với thành phố lớn thứ ba của đất nước, Calgary, xếp vị trí cao nhất. Được xếp hạng cùng ở vị trí thứ ba với Zurich, Calgary đã thăng thêm 15 bậc kể từ năm ngoái nhờ việc nới lỏng các hạn chế do COVID gây ra.
5. Vancouver
Nhà Quốc hội và bến cảng Victoria ở Vancouver, Canada. Ảnh IC
Vancouver thường là trụ cột trong danh sách của EIU, giữ vững vị trí số một trong gần một thập kỷ từ năm 2002 đến năm 2010. Thành phố này đã trở lại trong top 10 năm nay sau khi bị rớt hạng trong thời kỳ đại dịch.
6. Geneva
Một người đàn ông đi ngang qua trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới tại Geneva vào ngày 15/6/2022. Ảnh China Daily/Agencies
Thụy Sĩ là quốc gia châu Âu duy nhất có hai thành phố trong danh sách năm nay. Geneva đã tăng hai bậc để giành được số điểm tổng thể là 95,9 trên bảng xếp hạng.
7. Frankfurt
Đường chân trời trong buổi hoàng hôn ở Frankfurt, Đức vào ngày 24/11/2021. Ảnh IC
Trong khi Frankfurt lọt vào top 10 năm nay, tăng so với vị trí 39 của năm ngoái, các thành phố lớn khác của châu Âu như London, Berlin và Paris lại không được như vậy.
EIU viết trong báo cáo: “Hầu hết các thành phố của Đức, Vương quốc Anh và Pháp đã trượt trong cuộc khảo sát của chúng tôi một năm trước bởi vì các thành phố này vẫn bị phong tỏa do làn sóng biến thể Delta lan rộng khắp lục địa”.
8. Toronto
Trụ sở Tòa thị chính cổ kính ở Toronto, Canada. Ảnh IC
Giống như Calgary và Vacouver, Toronto trước đây đã có thành tích rất tốt trong danh sách của EIU, giành được vị trí hàng đầu trong top 10 nhiều năm liên tiếp. Mặc dù thành phố này bị tụt hạng vào năm 2021, nó đã trở lại danh sách trong năm nay với điểm chỉ số tổng thể là 95,4.
9. Amsterdam
Hành khách đi du thuyền dọc theo một con kênh ở Amsterdam vào ngày 17/6/2022. Ảnh China Daily/Agencies
Thủ đô Hà Lan cũng đã có một bước nhảy vọt kể từ năm ngoái, với các điểm tham quan văn hóa mở cửa trở lại sau khi các hạn chế COVID được nới lỏng. Năm 2021, thành phố này đứng thứ 30 trong danh sách.
10. Osaka
Những tán lá mùa thu của cây bạch quả và cây phong trên nền của những tòa nhà chọc trời nhìn từ lâu đài Osaka ở Osaka, Nhật Bản. Ảnh IC
Osaka đã đạt vị trí đầu bảng của chỉ số EIU kể từ năm 2018, đạt đỉnh ở vị trí thứ hai vào năm ngoái. Bất chấp điểm số 100 cho sự ổn định, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, điểm số 83,1 cho văn hóa và môi trường đã khiến thành phố này tụt sâu trong danh sách top 10 năm nay.
10. Melbourne
Một chiếc xe điện đi qua trước Ga tàu Flinders lịch sử ở khu trung tâm Melbourne, Australia. Ảnh IC
Từ năm 2011 đến năm 2017, Melbourne xếp hạng số một trong danh sách hàng năm, cùng với các thành phố khác của Úc như Adelaide, Perth, Brisbane và Sydney liên tục nằm trong top 10 của danh sách xếp hạng EIU.
Năm nay, Melbourne là thành phố duy nhất của Úc trong top 10, cùng với Osaka.