Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc, Nhật Bản để trở thành nước có về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ hai vào Việt Nam sau Singapore.
-
Doanh nghiệp của ta yếu, mà mặt bằng lãi suất cao như thế thì làm cho doanh nghiệp Việt Nam khó lớn đượcTại: “Lãi suất cho vay của chúng ta gấp 2-3 lần nước khác, doanh nghiệp khó mà lớn được”
Tại Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2017 tổ chức ngày 9-3 tại TP.HCM, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp Trung Quốc đăng tăng cường đầu tư vào Việt Nam vào các dự án sản xuất xơ sợi, nhựa… qua hai hình thức là rót vốn thực hiện dự án và mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam.
Theo PGS Trần Đình Thiên, đây thực sự là điều bất ngờ trong năm 2017 vì nhiều năm qua trong top 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam hầu như ít có sự góp mặt của nhà đầu tư Trung Quốc. Hàn Quốc thường đứng số 1 về số vốn đầu tư. Thế nhưng, theo số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, trong số 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc, Nhật Bản để trở thành đối tác lớn thứ 2 về FDI của Việt Nam sau Singapore.
Trong 2 tháng, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đã đăng ký thực hiện 123 dự án tại Việt Nam và 174 lượt mua cổ phần, chiếm 21,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Một số dự án tiêu biểu có sự góp mặt của nhà đầu tư Trung Quốc như: dự án nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam (tổng vốn đầu tư 220 triệu USD) đươc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Lan Sơn và nhà máy nhựa Khải Hồng Việt (tổng vốn đầu tư 150 triệu USD) do Công ty Wenzhou Hendy Mechanism and Plastics Co., Ltd (Trung Quốc) đầu tư tại Bắc Giang.
Trước thông tin đến tháng 7-2017 Việt Nam sẽ không còn được vay theo điều kiện ODA mà chủ yếu là vốn vay ưu đãi, tiến tới vay theo điều kiện thị trường, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng vốn từ Trung Quốc sẽ đổ vào Việt Nam.
TS Nghĩa phân tích: Trung Quốc hiện là nước có số vốn dư thừa nhất thế giới mà nhiều nước đang nhìn vào và mong muốn có được. Ở các nước như Philippines, Malaysia, Thái Lan… nhà đầu tư Trung Quốc đều đổ vốn vào những dự án khổng lồ. Và xu thế nguồn vốn Trung Quốc sẽ tiếp tục đổ mạnh đầu tư vào các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
“Nhiều ý kiến lo ngại nguồn vốn đầu tư Trung Quốc không mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam về môi trường, công nghệ… Thế nhưng Việt Nam không thể từ bỏ cuộc chơi với Trung Quốc mà quan trọng phải biết cách chơi. Việt Nam có thể học theo mối quan hệ Phần Lan và Nga. Phần Lan đón nhận nguồn vốn đầu tư cực lớn Nga nhưng họ biết chọn lọc, sử dụng phát triển công nghệ, phát triển kinh tế”, TS Nghĩa nói.